Gạo lứt được mọi người ưa chuộng và sử dụng như một loại ngũ cốc, một nguyên liệu thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết, chưa rõ về thực phẩm này và cũng chưa hiểu hết và đúng về công dụng của nó. Bài viết gạo lứt là gì? Cách nấu gạo lứt, 15 tác dụng của gạo lứt dưới đây sẽ giúp bạn hiểu kỹ về thực phẩm này.

Gạo lứt là gì?

gạo lứt

Bạn băn khăn và chưa hiểu gạo lứt là gì?

Các loại gạo đều được trồng từ lúa, sau khi lúa chín sẽ được thu hoạch và phơi khô. Nếu muốn ra gạo để nấu cơm trắng, người ta sẽ dùng máy xay xát để bỏ hết lớp vỏ ngoài của hạt lúa (hay còn gọi là hạt thóc) để có được những hạt gạo trắng, còn nếu muốn có gạo lứt, chỉ cần xay xát nhẹ để bỏ đi lớp vỏ trấu bên ngoài của hạt lúa và giữ lại phần vỏ cám.

Phần vỏ cám này có rất giàu vitamin và nguyên tố vi lượng đã làm cho gạo lứt trở nên giàu chất dinh dưỡng như tinh bột, chất đạm, chất xơ, các nguyên tố vi lượng như magie, canxi, sắt, selen, kali, natri … các loại vitamin như B1, B2, B3, B6 … cùng các loại axit hỗ trợ hệ tiêu hóa như Pantothenic (B5), pholyc(M), Phytic …

15 tác dụng của gạo lứt là gì?

1 2

Tác dụng của gạo lứt là gì? Tại sao các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên dùng?

Với các chất dinh dưỡng cùng các hợp chất vitamin cùng vi lượng có trong gạo lứt, thực phẩm này đã mang đến nhiều tác dụng để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người. Dưới đây là 15 tác dụng chính của gạo lứt:

  • Giảm cảm giác đói, hạn chế được việc ăn uống, giúp giảm cân hiệu quả.
  • Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, giảm hiện tượng rối loạn đường tiêu hóa.
  • Giải độc cơ thể, giúp những chất hóa học hay những loại nấm độc sẽ được đào thải nhanh hơn.
  • Giảm mỡ có trong máu (cholesterol trong máu), tránh nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ
  • Cải thiện bệnh tiểu đường, ổn định chỉ số đường huyết trong máu một cách hiệu quả.
  • Tăng cường miễn dịch, tăng cường lợi khuẩn, loại bỏ các virus gây bệnh và làm chậm đi quá trình lão hóa.
  • Cải thiện các chức năng gan.
  • Giảm sỏi thận giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
  • Ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, bổ sung tái tạo cho quá trình phục hồi và cung cấp lượng canxi cần thiết cho xương.
  • Bảo vệ các tế bào.
  • Tái tạo tế bào da, củng cố vẻ đẹp từ bên trong cho tới làm trắng da, trị mụn của phụ nữ.
  • Hỗ trợ hệ thống thần kinh và hệ sinh sản của con người.
  • Ngừa ung thư đại tràng.
  • Ngăn ngừa ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư gan.
  • Cải thiện thị giác, cho đôi mắt sáng và khỏe mạnh hơn.

Cách chế biến gạo lứt

Qua phần mở đầu của bài viết gạo lứt là gì? Cách nấu gạo lứt, 15 tác dụng của gạo lứt, bạn đã phần nào hiểu được vì sao Gạo lứt được nhiều người ưa chuộng. Nhưng để có thể dùng thực phẩm này ngon lành thì sẽ phải biết cách chế biến thực phẩm này, dưới đây sẽ là một số món ngon nấu từ gạo lứt rất dễ dàng làm tại nhà để các bạn có thể tham khảo:

Cơm gạo lứt

Cơm gạo lứt sẽ có màu rất hấp dẫn được dùng để giảm cân

Cơm gạo lứt sẽ có màu rất hấp dẫn, được dùng để giảm cân

Hướng dẫn cách thực hiện:

  • Vo sơ gạo, sau đó ngâm gạo lứt trong nước ấm 45 – 60 phút để hạt mềm và dẻo hơn.
  • Khi nấu cơm, tỉ lệ nước gạo là 2:1. (có thể dùng nước ngâm gạo để nấu cơm nhằm giữ lại chất dinh dưỡng).
  • Khi nồi cơm điện chuyển chế độ hâm, đợi thêm 10 đến 15 phút để cho cơm mềm và nở đều hơn.

Cơm gạo lứt hạt sen

Cách thực hiện:

  • Hạt sen tươi lột bỏ vỏ cứng, để vỏ lụa và tâm sen (nếu người dùng bị huyết áp thấp). Gạo lứt ngâm 2h, sau đó để ráo.
  • Dùng nước ngâm gạo để đun sôi, sau đó bỏ cả gạo và hạt sen vào cùng một lúc để nấu cơm.
  • Cho thêm ít muối để tăng vị của cơm, sau đó nấu như cơm thường.

Gạo lứt sấy

Cách làm gạo lứt sấy rất đơn giản

Cách làm gạo lứt sấy rất đơn giản

Hướng dẫn cách làm

  • Ngâm gạo lứt tầm 30p rồi nấu thành cơm (cho nước vừa đủ để tránh bị nhão). Khi cơm chín, đem đi phơi nắng để hạt cơm khô lại.
  • Rang gạo, đầu tiên rang muối trắng trước đến khi muối khô rồi đổ cơm đã phơi vào rang thật đều. Rang đến lúc hạt gạo sắp nở ra thì mang ra sảy để bỏ đi hạt muối vừa rang. Tiếp tục rang lần 2 để gạo nở phồng hết và có màu vàng, thơm thì tắt bếp.

Sữa gạo lứt

Hướng dẫn cách làm:

  • Gạo lứt được vo sơ sau đó đem đi rang đến khi hạt bắt đầu nứt ra, đem gạo vừa rang đi đun sôi cùng với nước đến khi gạo chín mềm.
  • Xay nhuyễn gạo lứt đã nấu chín bằng máy xay, sau đó lọc lấy nước từ gạo đã xay nhuyễn.
  • Cho sữa tươi, đường phèn vào đun sôi cùng với ít nước. Sau đó, cho phần nước từ gạo lứt vào, nấu tiếp 10 phút và đã có sữa gạo lứt để dùng.
  • Có thể dùng và bảo quản sữa trong ngăn mát của tủ lạnh khoảng 3 đến 4 ngày.

Gạo lứt là gì? cách nấu gạo lứt, 15 tác dụng của gạo lứt – Với những chia sẻ trong bài viết này từ ikute.vn, chắc hẳn bạn đã khám phá được tác dụng tuyệt vời mà loại thực phẩm tự nhiên này mang lại rồi phải không? Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy áp dụng các công thức chế biến đơn giản để đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày cũng như tăng cường, bảo vệ sức khỏe nhé

author-avatar

Tác giả Tuyết Ngọc

Chào mọi người, mình là Ngọc Tuyết. Sở thích của mình là viết lách và chia sẻ thông tin y học, mình hiện đang là giảng viên đại học Y Thái Nguyên. Rất vui khi các bạn đọc các bài viết của mình. Cảm ơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *