Nho khô- “trái nhỏ nhưng lợi ích to”

Nho khô là sản phẩm được nhiều người yêu thích. Và đây cũng là món quà được nhiều gia chủ dùng để thiết đãi khách mỗi khi Tết đến xuân về. Những trái nho hấp hẫn người dùng không chỉ bởi vị ngon, ngọt ngay khi thưởng thức mà ẩn chứa trong đó, có lẽ, còn là lời chúc sức khỏe dồi dào của gia chủ nhân dịp đầu năm. Bởi lẽ, nho khô- “trái nhỏ nhưng lợi ích to”.

Nho khô

Nho khô

Những ích lợi từ nho khô đối với sức khỏe con người

Cung cấp năng lượng

Giá trị dinh dưỡng của nho khô rất hữu ích cho sức khỏe bởi ít chất béo lại sản sinh nhiều năng lượng, bảo quản dễ dàng. Nhờ vậy nên đây là món ăn bỏ túi cho những người lao động nặng nhoc.

Nho khô là thực phẩm giàu chất sắt nên rất tớt đối với người tập thể hình vì nó cung cấp năng lượng và hình thành cơ bắp.

Không những thế, nho khô giúp chúng ta hấp thu tốt hơn các loại vitamin, các chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác khi nạp vào cơ thể. Từ đấy, hệ miễn dịch của bạn cũng được tăng cường.

Phụ nữ mang thai, người bị thiếu máu hay thiếu nữ bị rong kinh cũng nên chọn nho khô vì nó bổ sung chất sắt cần thiết cho cấu trúc huyết cầu thay vì dùng thịt, gan dễ gặp vấn đề về mỡ máu.

Trong nho khô có nhiều đường, đặc biệt là glucose và fructose tạo nguồn năng lượng dồi dào cho người sử dụng, ngăn ngừa mệt mỏi và còn tăng cân nếu sử dụng điều độ.

Hỗ trợ tiêu hóa

Vì là thực phẩm giàu chất xơ, nho khô là món ăn hữu hiệu cho người bị táo bón hay bệnh trĩ, giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. Nếu ăn nho khô thường xuyên sẽ giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn. Hơn nữa, chất xơ còn giúp loại bỏ độc tố và các hóa chất có hại cho cơ thể.

Bạn có thể dùng nho khô để chữa táo bón cho trẻ em bằng cách bỏ vài quả nho khô vào cốc nước lọc, ngâm qua đêm để nho nở ra. Sau đó, ép lấy nước cốt cho trẻ uống (tốt nhất uống vào buổi sáng để đi vệ sinh dễ dàng). Cách này rất hiệu quả cho bé kể cả trường hợp bị táo bón nặng.

Nho khô giúp hỗ trợ tiêu hóa

Nho khô giúp hỗ trợ tiêu hóa

Đồng thời, cũng nhờ tác dụng kéo chất béo đi qua đường ruột nên nho khô giúp gián tiếp hạ Cholesterol.

Bảo vệ sức khỏe răng, miệng

Trong nho khô có 5 chất chứa trong loại nho không hạt Thompson, có tác dụng kháng vi khuẩn gây sâu răng, giúp bạn loại bỏ các thực phẩm kẹt trong răng. Đồng thời, ngăn chặn các vi khuẩn bám dính trên bề mặt, hạn chế hình thành bựa răng. Khác với bánh kẹo, nho khô chứa axit oleanolic –thành phần có thể ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại dễ gây ra các bệnh về nướu.

Bên cạnh đó, ăn nho khô hay uống nước nho khô sẽ giúp bạn hạn chế vi khuẩn gây hôi miệng phát triển.

Để răng và nướu luôn khỏe mạnh bạn hãy ăn nho khô thưởng xuyên nhé.

Tốt cho xương

nho khô có nhều canxi – thành phần rất quan trọng của xương nên khi bạn sử dụng nho kho là đang giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của xương và răng rồi đó. Ngoài ra, nho khô còn chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng như boron, sẽ hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi cũng như hình thành xương. Còn đối với phụ nữ đã mãn kinh, ăn nho khô có thể giúp ngừa loãng xương bởi có canxi và boron chứa trong loại thực phẩm này

Giảm nồng độ axít

Kali và magiê chứa trong nho khô giúp làm giảm độ axít, loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể. Nhờ đó, ăn nho khô sẽ giúp bạn ngừa các bệnh về viêm khớp, sỏi thận hay bệnh tim.

Sát khuẩn

Có thể bạn không tin, nhưng trong nho khô có chứa các chất dinh dưỡng thực vật polyphenol mang đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn. Ngoài ra, hợp chất này còn có tác dụng giúp giảm sốt bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Vì vậy, nho khô có công dụng sát khuẩn.

Bảo vệ mắt

Nho khô có tác dụng bảo vệ mắt

Nho khô có tác dụng bảo vệ mắt

Các chất dinh dưỡng thực vật polyphenol trong nho khô còn có có thể chống oxy hóa, giúp bảo vệ đôi mắt trước các gốc tự do gây tổn thương mắt- tác nhân gây nên đục thủy tinh thể hay thoái hóa hoàng. Từ đó, giúp bạn phòng ngừa các triệu chứng như rối loạn thị giác, thoái hóa hoàng điểm ,…

Phòng ngừa thiếu máu

Nho khô chứa rất nhiều sắt và đồng – hai vi chất cần có trong quá trình hình thành hồng huyết cầu. Không những vậy, nho khô còn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu (do thiếu sắt), hỗ trợ quá trình lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình đông máu khi chữa trị các vết thương.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Một trong những công dụng quan trọng của nho kho, không thể không nhắc tới công dụng phòng ngừa ưng thư của nó. Trong nho khô chứa hợp chất catechin- có chức năng chống lại các gốc tự do. Đây là nguyên nhân gây nên sự phát triển các khối u, nhất là ung thư kết tràng.

Khơi gợi ham muốn

Nghiên cứu cho thấy, arginine trong nho khô có công dụng kích thích ham muốn, tăng cường nhu cầu tình dục.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Nho khô là “liều thuốc nhẹ” giúp kiểm soát cholesterol và phòng ngừa nguy cơ mắc tim mạch do giàu chất xơ cũng như những dưỡng chất cần thiết khác.

Cải thiện lão hóa

Bí quyết giữ gìn một làn da rạng rỡ, trẻ trung chính là bổ sung nho khô vào chế độ ăn chính . Nó có thể bảo vệ da bạn khỏi lão hóa và những ảnh hưởng mà gốc tự do gây ra. Collagen nho khô làm tăng tính đàn hồi da, giữ da khỏi bị chảy xệ.

Bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng

Nho khô chứa các chất dinh dưỡng thực vật giúp bảo vệ da khỏi những nguy hiểm do ánh nắng mặt trời gây nên. Ngoài ra, nho khô rất giàu các axit amin, hỗ trợ phục hồi da sau thương tổn, ngăn ngùa ung thư da.

Giúp cho tóc óng mượt

Nho khô giúp tóc óng mượt

Nho khô giúp tóc óng mượt

Vitamin C và sắt có trong nho giúp tăng cường khả năng hấp thu các khoáng chất và cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc. Bạn hãy ăn nho khô hàng ngày để có một mái tóc óng mượt nhé.

Hướng dẫn làm nho khô tại nhà thật đơn giản cho bạn

Bạn hãy chuẩn bị: 2kg nho tươi (loại không hạt khi làm sẽ ngon hơn) và 2 thìa muối cùng 1 âu nước.

Chuẩn bị xong nguyên liệu, hãy thực hiện các bước làm nho khô thật đơn giản này nhé:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.

Bạn rửa sạch nho đã chuẩn bị, rồi vớt ra để khô và tách lấy quả. Bạn xếp nho ra mâm rồi đem phơi vào những ngày nắng khoảng 1-2 tuần, khi hết nắng thì cất vào. Nhưng lưu ý, bạn nên làm mứt nho khô mùa hè, thời tiết có nắng có gió hanh hút ẩm tốt lại ít mưa, nho nhanh khô và không bị mốc.

Bước 2: Khi thấy quả nho đã khô và nhăn nheo, chuyển màu nâu nhạt thì lật mặt nho còn lại phơi tiếp cho khô từ 1 đến 2 tuần. Sau đó, phủ giấy lên để độ ẩm thấm đều tất cả nho khô.

Bước 3: Cho nho cùng đường vào nồi, đun nhỏ lửa để đường kết tinh thành phấn trắng, bám đều quả nho. Làm như vậy để nho không còn chua và bảo quản được lâu, không mốc.

Bước 4: Dùng nhiệt kế đo độ ẩm, được khoảng 15% thì cho vào lọ thủy tinh và đậy nắp kín, bảo quản 2-3 tuần. Sau đó, xông hơi bromua methyl và gói kín lại và tiếp tục xông dioxit lưu huỳnh chống ẩm mốc nhé.

Tiêu chí của món nho khô ngon

Nho khô ngon thì vỏ phải dai, màu mận, thịt dẻo mềm. Khi lựa nho làm khô, nên chọn quả nho tươi, chín hoàn toàn, vỏ mỏng thì thành phẩm sẽ nhiều hương vị thơm ngon.

Ngoài hướng dẫn trên, các bạn có thể tham khảo thêm một số cách làm khác để có món nho khô tuyệt hảo nhé.

Những trái nho khô tuy nhăn nheo những lại hấp dẫn hơn bất cứ thực phẩm nào khác. Hãy luôn bỏ túi bên mình một ít nho khô như một cách chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp của mình các bạn nhé!

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *