Bài viết hôm nay, ikute.vn sẽ đề cập đến những vấn đề liên quan đến việc trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Ba mẹ cùng theo dõi, để có biện pháp khắc phục hợp lý nhé!

Giấc ngủ đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng. Những năm tháng đầu đời, giấc ngủ góp phần trong việc phát triển não bộ của trẻ. Việc trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, thời gian lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí óc, thể chất của bé. Khiến bé mệt mỏi, quấy khóc nhiều kéo theo mẹ bé cũng bị ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần.

Vì vậy, việc biết rõ nguyên nhân vì sao trẻ ngủ không ngon giấc, hay giật mình là điều cần biết. Việc này sẽ giúp các bậc cha mẹ đưa ra được những biện pháp khắc phục hợp lý, kịp thời. Bài viết này, ikute.vn sẽ giúp các mẹ, ông bố giải quyết vấn đề đau đầu về giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Ngoài việc bổ sung đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bằng việc uống sữa, thì giấc ngủ cũng góp phần trong việc phát triển não, giúp bé khỏe mạnh. Đối với trẻ sơ sinh, thời gian ngủ của em bé ít nhất là 16 giờ cho một ngày. Trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc sẽ đảm bảo sự phát triển trí tuệ, khoẻ mạnh. Cơ thể của bé được phát triển khi bé ngủ, vù tuyến tiền yên trong não tiết ra hormone tăng trưởng.

Thế nên việc trẻ ngủ không được sâu giấc hay ngủ không ngon, có thể ảnh hưởng đến sự cao lớn của trẻ, kém khỏe mạnh. Thậm chí có thể gặp các vấn đề liên quan đến nhận thức, hành vi sau này. Và cũng có thể bị béo phì do rối loạn hormone.

Tre so sinh ngu khong sau giac ikute.vn

Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Lý do trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày

Có rất nhiều lý do được đề cập đến trong vấn đề ngủ không sâu giấc vào ban ngày của trẻ sơ sinh. Dưới đây là những lý do thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh:

Bé hoạt động chưa đủ mệt hoặc mệt quá mức

Bé sẽ cảm thấy khó chịu, cáu gắt, la hét, khóc dữ nếu mẹ bắt ép bé đi trong trong trạng thái chưa đủ mệt mỏi. Thay vì thúc ép bé đi ngủ, mẹ hãy chơi cùng con bằng các hoạt động nhẹ nhàng, trò chơi không quá kích thích và nhẹ nhàng chợp mắt để bé hành động theo mẹ trong vòng 30 – 60 phút.

Còn nếu mẹ cho bé hoạt động chưa quá mức, bé quá mệt và kiệt sức thì quá trình bé ngủ ngày trở nên khó khăn. Mẹ nên quan sát bé và nhận biết những dấu hiệu như: ngáp, dụi mắt, cáu kỉnh, lờ đờ không tập trung… để cho bé ngủ đúng lúc.

Những tác động bên ngoài làm bé cảm thấy khó chịu

Nhung tac dong ben ngoai lam be cam thay kho chiu ikute.vn

Những tác động bên ngoài làm bé cảm thấy khó chịu

GIấc ngủ của bé có thể bị làm phiền bởi đói, tả lớn, căn phòng quá sáng, hoặc quá ổn, nhiệt độ quá nóng nực… Những điều này sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, giật mình và quấy khóc.

Giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe của bé

Lịch trình ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng do sức khỏe của bé không tốt như: bị sốt, viêm phổi, trào ngược dạ dày, bé vừa mới tiêm phòng… Mẹ cần quan sát biểu hiện của bé, và nếu thực hiện nhiều cách nhưng giấc ngủ ngày vẫn chập chờn không sâu giấc, mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

Mẹ tạo thói quen ngủ không tốt cho bé

Mẹ cho bé ngủ võng, xe đẩy, ghế hoặc thường siêng bế ru, đung đưa để được ngủ. Khi đó, chỉ cần một thay đổi nhẹ nhàng bé sẽ không thích nghi được, sẽ không chợp mắt được. Mẹ này tập bé làm quen với việc ngủ trong nôi khi bé có dấu hiệu muốn đi ngủ nhé!

Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng, việc nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp các bậc cha mẹ cải thiện được giấc ngủ cho con một cách hợp lý.

Wonder Week – Bé đang trong giai đoạn tuần khủng hoảng

Giai đoạn tuần khủng hoảng được xem là khoảng thời gian bão tố đối với bé lẫn cả bố mẹ. Giai đoạn này bé yêu nhà bạn khá khó tính, trở nên cáu gắt, khó chịu, khó ngủ, hay quấy khóc thậm chí là biếng bú.. Bởi gì đây là bước nhảy vọt, giúp bé học hỏi các kỹ năng, nhận thức mới. Sau giai đoạn này mọi thứ sẽ trở về quỹ đạo ban đầu nên bố mẹ đừng quá lo lắng nhé!

Giấc ngủ của bé không ngon, quấy khóc do yếu tố bên ngoài

Những tiếng ồn xung quanh, ánh sáng quá chói cũng là nguyên nhân quấy rầy giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra còn có nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh, sự thay đổi thân nhiệt ở trẻ cũng là những lý do khiến cho trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc dễ tỉnh giấc và quấy khóc.

Do vấn đề về sức khỏe

Vào thời điểm mọc răng bé sẽ cảm thấy ngứa nướu, khó chịu nhiều bé bị sốt cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc. Còn nếu vấn đề bé thường xuyên thức đêm nhưng không rõ nguyên do, không phải do bị bệnh cụ thể nào. Lúc này, các bố mẹ nên đưa trẻ đến khám ngay, để phát hiện nguyên nhân và có giải pháp kịp thời.

Tã bỉm của bé bị ướt hoặc bé đói

Ta bim cua be bi uot ikute.vn

Tã bỉm của bé bị ướt

Bé đang ngủ nhưng lại giật mình tỉnh dậy và có biểu hiện muốn ăn. Trong hoàn cảnh này, việc bạn cần làm là cho bé uống sữa ngay để lấp đầy cái bụng rỗng của bé, đừng cố gắng dỗ cho bé ngủ lại nhé. Rất nhanh thôi bé sẽ say giấc trở lại khi đã được lấp đầy chiếc bụng đói. Còn nếu bé trằn trọc, khó chịu mẹ nên thử kiểm tra tả của bé xem có ướt hay không, nếu có thì nhanh chóng thay cho bé để giấc ngủ của bé được trọn vẹn.

Bé ngủ không ngon giấc vì chứng rối loạn lo âu

Ở những trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi, nhiều bậc cha mẹ quyết định cho con mình ngủ riêng nhằm rèn luyện tính tự lập cho bé sớm. Đây cũng lý do khiến trẻ thường xuyên thức giấc vào ban đêm. Bởi vì lúc đó, bé cảm thấy lo lắng vì sợ ngủ riêng, sợ xa bố mẹ. Bé sẽ rất dễ dàng bị giật mình tỉnh giấc, và tìm kiếm bố mẹ của chúng vào ban đêm.

Trong khoảng thời gian 2 năm đầu đời, giấc ngủ của bé rất dễ bị ảnh hưởng bởi những lo lắng. Việc này được xem là bình, vì đây là một trong những giai đoạn phát triển cảm xúc của bé. Khoảng thời gian này, bé sẽ dễ dàng giật mình tỉnh giấc và tìm đến bố mẹ để ngủ chung. Lúc này, mẹ chỉ cần vỗ về cho bé trở lại giường ngủ, những bạn phải chắc chắn rằng sẽ quay lại sớm với chúng. Trong lúc chờ đợi bạn, bé sẽ ngủ thiếp đi ngay thôi. Và giai đoạn cảm xúc này sẽ chóng qua mau.

Bé đang trong thời gian phát triển nhảy vọt

Đây là khoảng thời gian bé học hỏi kỹ năng rất nhiệt tình, ngay cả vào giấc ngủ bé cũng tập luyện các kỹ năng mà bản thân học được. Chính vì điều đó, bé rất hay giật mình tỉnh dậy. Và đây cũng là thời điểm vàng của bé, vì sẽ có một bước nhảy vọt về sự phát triển và tăng trưởng. Kéo theo đó là sự thay đổi của hooc môn tăng trưởng, do đó giấc ngủ của bé cũng có thể bị ảnh hưởng theo.

Trẻ ngủ ít có ảnh hưởng gì đến sự phát triển không?

Giấc ngủ của bé ít khiến nhiều bố mẹ lo lắng, sốt sắng. Việc trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, ngủ ít có thế khiến sự phát triển và nhận thức của trẻ bị ảnh hưởng, gây nên những vấn đề đáng lo lắng cho những người xung quanh. Trẻ ngủ ít sẽ cơ thể sẽ bị mệt mỏi, cáu gắt, thường xuyên quấy khóc vào ban đêm  khiến người xung quanh lo lắng, bị mất ngủ và cơ thể cũng trở nên mệt mỏi, mất sức.

Khi bé ngủ, các tế bào bên trong cơ thể của bé sẽ bắt đầu hoạt động, giúp bé phát triển thể chất và nhận thức. Bên cạnh đó, bé ngủ đủ, có giấc ngủ ngon sẽ bé có sức khỏe, giúp chiều cao và trí não phát triển. Nếu như bé ngủ ít, ngủ không đủ sẽ khiến cho cơ thể chậm phát triển trở nên còi cọc. Vì vậy, khi tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không đủ giấc thường xuyên diễn ra các bậc phụ huynh cần theo dõi và phát hiện nguyên nhân kịp thời, để có hướng giải quyết đúng đắn.

Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

Để giấc ngủ của trẻ sơ sinh được sâu giấc, ngủ ngon hơn. Bố mẹ có thể áp dụng những mẹo dân gian được tổng hợp và chia dưới đây, để cải thiện tình trạng ngủ không sâu giấc của bé yêu nhà bạn.

Sử dụng gối đinh lăng

goi dinh lang ikute.vn

gối đinh lăng

Để giúp con yêu ngủ ngon hơn mẹ có thể mua gối đinh lăng hoặc tự tay làm gối cho bé ngủ. Đây là một mẹo dân gian rất hiệu quả, giúp con có được rất ngủ sâu, ngon hơn.

Sử dụng con dao cùn đặt ở đầu giường

Đặt dao cùn ở đầu giường là một mẹo dân gian, việc làm này với mục đích xua đuổi tà khí, ma quỷ khiến cho giấc ngủ của bé không bị quấy rầy.

Sử dụng vỏ cam, vỏ quýt đặt trong phòng ngủ

Su dung vo cam vo quyt ikute.vn

Sử dụng vỏ cam, vỏ quýt

Vỏ cam, vỏ quýt mẹ có thể đặt đầu giường hoặc đặt chúng ở góc phòng ngủ của bé. Mùi hương tỏa ra từ vỏ cam, quýt giúp tinh thần được thoải mái, điều hòa lưu thông máu, giấc ngủ của bé được sâu giấc, ngủ ngon hơn.

Dùng tỏi treo ngay đầu giường

Đây cũng là một mẹo dân gian được rất nhiều mách nhau thực hiện. Việc này sẽ giúp bé ít giật mình, ngoan hơn và ít quấy khóc.

Canh dâu tằm giúp bé ngủ ngon

Đây là một mẹo dân gian được nhiều bà mẹ chọn thực hiện, theo quan niệm dân gian thì dâu tằm là một loại cây có khả năng xua đuổi tà khí tránh xa ra khỏi bé. Có thể dùng cành dâu tằm nhỏ để làm vòng tay cho con, hoặc sử dụng cành dâu tằm tươi đặt trong phòng ngủ của bé. Điều này sẽ giúp bé không giật mình, không bị quấy rối và giấc ngủ sâu hơn.

Sử dụng bồ kết hoặc tinh dầu để xông phòng

Su dung bo ket ikute.vn

Sử dụng bồ kết

Việc sử dụng bồ kết hoặc tinh dầu để xông phòng sẽ giúp căn phòng được thanh lọc không khí, sát khuẩn. Đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu giúp bé ngừng khóc, không còn giật mình lúc nửa đêm và ngủ sâu giấc hơn.

Bạn đã biết vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc rồi đúng không? Giấc ngủ của trẻ nhỏ, nhất là những em bé sơ sinh cần được bố mẹ quan tâm đến. Hy vọng qua bài viết của ikute.vn, các mẹ, các ông bố đang có con nhỏ ngủ không sâu giấc, hay giật mình sẽ biết được nguyên nhân và có giải pháp hợp lý.

author-avatar

Tác giả Trần Hùng

Chào mọi người tôi là Trần Hùng. Tôi là một dược sỹ chuyên về chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Tôi tốt nghiệp từ trường dược viện và đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành dược từ nhiều năm. Trong quá trình làm việc, tôi đã tìm hiểu và tìm hiểu thêm về các thực phẩm chức năng và tác dụng của chúng trên sức khỏe của con người. Tôi biết rằng việc sử dụng các thực phẩm chức năng có thể giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và tăng cường sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý và giúp người bệnh trẻ hóa. Tôi thích chia sẻ kinh nghiệm của mình về các thực phẩm chức năng với người bệnh và giúp họ hiểu rõ hơn về cách sử dụng chúng trong việc hỗ trợ sức khỏe. Tôi cũng cố gắng học hỏi và cập nhật kiến thức mới về các thực phẩm chức năng và các tác dụng của chúng để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *