Bạn tò mò muốn biết về quá trình trồng nấm linh chi hay đang loay hoay tìm hiểu những thông tin để bắt đầu mô hình nuôi trồng nấm hiệu quả? Để đảm bảo chất lượng nấm linh chi mang lại lợi ích kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao, các khâu nuôi trồng cần được chú ý, cẩn thận theo quy trình chung. Để nắm được các thao tác này, mời bạn cùng chúng tôi theo dõi hướng dẫn trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Nấm linh chi có tác dụng gì?
Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma Lucidum hay nấm trường thọ, nấm tiên thảo,… Đây là loại thảo dược đắt đỏ với những tác dụng sau:
- Phòng chống ung thư
- Chống lão hóa da đồng thời giúp gia tăng tuổi thọ
- Thải độc tố cho gan giúp nâng cao chức năng gan
- Điều hòa và ổn định huyết áp
Thời vụ tốt nhất nuôi trồng nấm linh chi
Thời vụ cấy giống và nuôi trồng nấm hoàn hảo kéo dài từ tháng 1 đến tháng 10. Trong khoảng thời gian này tỉ lệ nấm bị nhiễm bệnh thấp, sự phát triển của cây tương đối đồng đều.
Từ sau tháng 10 trở đi, độ ẩm tương đối cao. Điều này dễ khiến cây giống nhiễm bệnh và làm giảm hiệu quả nuôi trồng.
Ở Việt Nam, hầu hết nấm linh chi có thời gian kéo dài từ 3 đến 4 tháng kể từ ngày cấy cho đến khi thu hoạch. Một năm có thể cấy giống từ 3 đến 4 vụ tùy từng chủng loại giống.
Nguyên liệu nuôi trồng nấm linh chi
Các nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi trồng nấm:
- Mùn cưa của các loại gỗ mềm không chứa tinh dầu, độc tố như: gỗ mít, bã mía, gỗ cao su. Tuy nhiên ở Việt Nam nguyên liệu được lựa chọn phổ biến là mùn cưa cao su và bã mía với trữ lượng dồi dào và chi phí thấp.
- Phụ gia làm tăng chất dinh dưỡng bao gồm: MgSO4, CaCO3, bột ngô, cám
- Nước sử dụng là nước sinh hoạt đảm bảo độ an toàn, sạch sẽ
- Không nên sử dụng quá nhiều nước trong quá trình sàng lọc, nguyên liệu dư nước dễ gây yếm khí dẫn đến chết tơ nấm.
- Thời gian ủ nấm dưới 30 ngày
Hướng dẫn cách trồng nấm linh chi
Hình ảnh minh họa trang trại nuôi trồng nấm linh chi
Cách trồng nấm linh chi cần đảm bảo kỹ thuật. Điều này đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng và thành phần dưỡng chất có trong cây trồng.
Phối trộn hỗn hợp và đóng thành từng bịch
Phối trộn:
- Xử lý bã mía trồng nấm linh chi
- Pha trộn theo tỉ lệ 84 % bã mía hoặc mùn cưa cao su, 5% cám gạo, 10% cám ngô,1% bột CaCO3. Độ ẩm thích hợp dao động từ 60 đến 65%
Đóng bịch:
- Chuẩn bị một lượng túi ni lông theo nhu cầu với kích thước 25*25 cm lồng 2 lớp lại với nhau, cổ nút nhựa, bông nút, nắp đậy và chun buộc.
- Sau đó, tiến hành cho hỗn hợp vào túi, ép vừa phải để độ cao túi nilon còn thừa từ 10 đến 13cm
- Tiếp theo, làm cổ nút và nắp đậy
- Cân nặng mỗi bịch nguyên liệu hoàn thành từ 1,1 kg đến 1,3 kg là đạt yêu cầu
Đóng bịch nhằm tránh đứt tơ chất và nhiễm bệnh dưới tác động của môi trường bên ngoài
Hấp thanh trùng
Hấp thanh trùng là bước loại bỏ các mầm bệnh, vi khuẩn không tốt đang ký sinh trên cây giống. Nó cũng có tác dụng kích thích cây lên mầm:
- Tiến hành nấm hấp bằng nồi áp suất ở nhiệt độ 123- 125oC trong thời gian 3 đến 4 giờ. Hoặc sử dụng lò hấp cách thủy ở nhiệt độ >100oC Trong thời gian 10-12 tiếng.
- Bước tiếp theo của quá trình trồng nấm linh chi là di chuyển bịch nguyên liệu vào phòng cấy đã được tiến hành vô trùng bằng vôi bột, lưu huỳnh.
- Đợi cho nguyên liệu nguội hoàn toàn mất khoảng 1 ngày.
Tiến hành cấy giống
Các bước cấy giống tiến hành tuần tự như sau:
- Thời điểm cấy giống được tiến hành ngay sau khi bịch nguyên liệu nguội
- Phòng cấy giống phải đảm bảo độ thoáng
- Dụng cụ chuẩn bị: chai giống, que kẹp , đèn cồn,bàn cấy, cồn sát trùng, tất cả phải thanh trùng để nguội
- Tiến hành cấy giống linh chi trên hạt, dùng que cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt bịch nguyên liệu tránh tình trạng sống bị dập nát, sử dụng khoảng 10- 15 g giống cho mỗi bịch nguyên liệu , mỗi bịch meo giống cấy được tương đương 40 -50 bịch nguyên liệu.
Cấy giống linh chi theo phương pháp ủ đất
Giai đoạn ủ tơ nấm linh chi
Đây là giai đoạn ủ để nấm lên nầm. Hay nói cách khác, việc nấm linh chi có phát triển hay không phần lớn dựa vào bước này:
- Khu vực ủ đảm bảo sạch sẽ, thoáng khí hỗ trợ quá trình cung cấp oxi cho nấm và độ ẩm thấp, ngăn ngừa nấm mốc, vi khuẩn gây hại.
- Độ ẩm khu vực ủ dao động trong khoảng an toàn 75%-85%, nhiệt độ thích hợp từ 20-30oC.
- Tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời
- Phân biệt rõ ràng các khu trồng phôi nấm, nấm khô với nhà ủ nấm
- Trong thời gian ủ không tưới nước, kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện nấm bị nhiễm bệnh để kịp thời loại bỏ khỏi khu vực ủ.
Lưu ý: Nếu thời gian ủ phôi ngắn mà tơ trắng phát triển nhanh thì nấm thường không đạt được năng suất cao.
Quá trình chăm sóc và thu hoạch nấm linh chi
Sau khi đã hoàn tất các bước trồng nấm linh chi, bạn cần chú ý cách chăm sóc để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh:
Cách chăm sóc nấm linh chi
Các lưu ý khi chăm sóc như sau:
- Tiến hành rạch túi, tưới nước sau 25-30 ngày khi sợi nấm chiểm ¾ bịch nguyên liệu.
- Bịch phôi giống nên được đặt trên kệ chữ A để tiết kiệm diện tích nuôi trồng và tăng khả năng phát triển của nấm.
- Sau khi nấm sản sinh lớp bào tử, ngay lập tức dừng cung cấp nước trong khoảng 10 ngày
Quá trình kiểm tra tổng quát trước khi thu hoạch nấm
Cách thu hoạch nấm linh chi
Sau 10 ngày, bạn có thể tiến hành thu hái nấm linh chi:
- Để tỉ lệ năng suất đợt 2 cao hơn đợt 1, dùng dao cắt sát gốc phần thân tai nấm, sát khuẩn bằng vôi
- Sau khi kết thúc quá trình nuôi trồng phải thanh trùng nhà trại
- Tiếp theo, phơi khô hoặc sấy khô nấm. Dùng lò sấy ở nhiệt độ 350-400oC từ 1-4 tiếng nếu thời tiết mưa nhiều hoặc phơi khô nấm hoàn toàn dưới ánh nắng tự nhiên 3-4 ngày nhằm tăng thời gian bảo quản, tránh ẩm mốc, vi khuẩn xâm nhập.
- Tiến hành xử lý vi sinh trước khi đóng gói sản phẩm.
Vừa xong là những chia sẻ của chúng tôi về cách nuôi trồng nấm linh chi hiệu quả. Chúng tôi mong rằng thông tin có ích và đã giúp bạn hiểu hơn phần nào về ngành nông nghiệp nuôi trồng nấm. Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm được điều chế từ nấm linh chi, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!