Coq10 là gì? Tác dụng của nó như thế nào?

Coq10 với cơ thể con người mà nói chiếm một vai trò khá quan trọng. Vậy thực tế Coq10 là gì? Tác dụng của nó như thế nào? Nếu đó cũng là điểu mà bạn đang thắc mắc thì đừng bỏ qua bài viết này.

Coq10 ra đời như thế nào?

Năm 1957, Fgrane – một nhà nghiên cứu người Mỹ đã phân lập được Coq10 từ tim bò. Đây là một hoạt chất màu vàng. Ngay sau đó nó được xác định chính xác công thức hóa học cũng như cách thức chế tạo trong phòng thí nghiệm. Cũng từ đó, hàng loạt các tiến sĩ trên thế giới đã chỉ ra mối liên hệ giữa Coq 10 với bệnh tim cùng như tính chống oxi hóa.

Bắt đầu từ những năm 1980, hoạt chất này được nghiên cứu rộng rãi trên nhiều quốc gia và ứng dụng trong y học. Đã từng có người ví nó như viên ngọc của tuổi trẻ, khả năng giữ mãi thời gian. Liệu thực tế những lời nhận xét này có chính xác? Vậy thực chất Coq 10 là gì?

Coq 10 là gì?

Coq10 là từ viết tắt của coenzyme Q10. Coq10 là một chất chống oxi hóa và tương tự như vitamin trong cơ thể chúng ta. Hoạt chất này phân bố khắp nơi trong cơ thể con người nhưng đặc biệt có nhiều trong các cơ quan như tim, gan, thận và tuyến tụy.

Coq10 rất quan trọng đối với các chức năng và hoạt động của tế bào. Cơ thể chúng ta cần một số lượng vừa đủ chất này. Tuy nhiên lượng coq10 trong mỗi cơ thể lại khác nhau. Đặc biệt người càng già hoặc mắc các bệnh như ung thư, tiểu đường, bệnh tim, bệnh Parkinson, chứng loạn cơ bắp, HIV/AIDS thì thường sẽ có lượng Coq10 thấp hơn so với những người bình thường. Hay nói cách khác, sự thiếu hụt chất này sẽ mang đến cho chúng ta rất nhiều nguy cơ về bệnh tật.

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, tế bào hoạt động càng mạnh thì càng cần nhiều Coq 10. Bạn có biết rằng, khoang 95% năng lượng mà cơ thể chúng ta có được hằng ngày là nhờ được hoạt hóa bởi Coq 10. Đó là lý do tại sao mà nó góp mặt vào mạng lưới 5 chất cơ bản nhất chống oxy hóa.

coq10 là gì

coq10 là gì?

Tác dụng của coq 10 như thế nào?

Vậy tác dụng của nó như thế nào? Theo như nhiều nghiên cứu khoa học, Coq10 có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị khá nhiều bệnh, ví dụ như:

  1. Bệnh tim: coq10 có tác dụng hỗ trợ tế bào cơ tim hô hấp, giúp tim khỏe mạnh, ngăn chặn virus là tác nhân gây viêm tim. Một liều lượng Coq10 phù hợp giúp bệnh nhân giảm nguy cơ tai biến tim mạch, các triệu chứng liên quan đến suy tim có sung huyết nhẹ và vừa,… chính vì vậy, coq10 thường được các bác sĩ cho thêm vào đơn thuốc cho bệnh nhân bị bệnh tim.

coq10 có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân tim mạch

coq10 có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân tim mạch

  1. Bệnh HIV/AIDS: nếu HIV/AIDS là hội chứng làm suy giảm miễn dịch ở người thì Coq10 lại là hoạt chất giúp cơ thể kích thích hệ thống tế bào miễn dịch. như đã đề cập ở trên, so với người bình thường bệnh nhân HIV/AIDS có lượng Coq10 thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, bổ sung Coq10 cho những bệnh nhân này là điều cần thiết.
  2. Bệnh cao huyết áp: coq10 có tác dụng điều hòa huyết áp và giảm lượng cholesterol trong máu (nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch và cao huyết áp).
  3. Chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư
  4. Bảo vệ cơ thể khỏi nhiều tác nhân gây hại từ hóa chất có trong môi trường
  5. Ngăn ngừa bệnh béo phì và việc tích mỡ trong các cơ quan của cơ thể
  6. Ngăn ngừa suy thoái não bộ.

Những nguyên nhân khiến bạn có thể bị thiếu Coq 10

Cơ thể chúng ta luôn có một cơ chế để tổng hợp nên Coq 10. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vì một vài lý do nào đó khiến cho lượng chất này không đủ dùng cho những nhu cầu của cơ thể. Vậy lý do nào dẫn đến tình trạng này?

  • Thứ nhất, do chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Khi chế độ ăn uống của bạn kém khoa học sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể không được bổ sung lượng axit amin, vitamin và vi lượng cần thiết. Mà những hoạt chất này là cơ sở để tổng hợp nên Coq10. Sự thiếu hụt chúng đồng nghĩa với việc cơ thể bị thiếu hụt Coq 10.
  • Thứ hai, do các nguyên do như stress, nghiện rượu, bị bệnh,… khi cơ thể bị tác động bởi những yếu tố này, quá trình chuyển hóa các chất ( trong đó có vitamin, axit amin, vi lượng,…) sẽ bị ảnh hưởng. và kết quả là cơ thể không thể tự tổng hợp được lượng Coq 10 cần thiết cho cơ thể.
  • Thứ 3, do quá trình sử dụng thuốc. Một số loại thuốc ví dụn như các chất có tác dụng điều trị rối loại mỡ máu gây ức chế HMG – CoA reductase. Việc này dẫn đến quá trình tổng hợp Coq 10 bị suy giảm.
  • Thứ 4, do vấn đề tuổi tác. Qua thời gian và tuổi tác, lượng coq 10 có xu hướng giảm dần. nó đạt nồng độ cao nhất khi chúng ta đang ở độ tuổi 20, còn 75% ở tuổi 30…. Điều này khá dễ lý giải. Tuổi tác càng cao, việc hấp thụ và chuyến hóa các chất không còn được tốt như thanh niên 20 – 30 tuổi. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khả năng tổng hợp Coq 10 cũng giảm đi rõ rệt.

Chính vì vậy, chúng ta cần kết hợp bổ sung coq 10 theo cách thụ đồng bằng các loại thuốc dược phẩm. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý và khắc phục những nguyên nhân làm giảm chất này trong cơ thể.

Những lưu ý khi sử dụng Coq10

Coq10

biểu đồ sụt giảm coq10 theo tuổi

Khi sử dụng Coq10 bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn chẳng hạn như đau bụng, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn, dị ứng, tụt huyết áp,… do vậy, để tránh những tác dụng phụ này, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Không nên sử dụng thuốc nếu bạn bị huyết áp thấp
  • Không nên uống thuốc quá liều mà nên chia nhỏ để uống
  • Bảo quản thuốc ở nơi thông thoáng, tránh làm thuốc bị hỏng dẫn đến biến đổi thành phần
  • Nếu bạn phải thực hiện phẫu thuật, hãy dừng uống thuốc ít nhất hai tuần trước ngày mổ.
  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc. Tốt nhất hãy tham khảo và làm theo hướng dẫn của các y bác sĩ.
  • Tránh sử dụng cùng lúc Coq10 với các thuốc như aspirin, thuốc chống đông ( warfarin)
  • Không hút thuốc lá trong quá trình uống thuốc vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.

Như vậy chúng ta đã biết được Coq10 là gì? Tác dụng của nó như thế nào? Cop10 đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên việc bổ sung coq10 như thế nào, với liều lượng ra sao thì bạn nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó cũng đừng quên những lưu ý trên của chúng tôi bạn nhé.

Các sản phẩm CoQ10 hiện đang có tại ikute shop

 

 

540.000 VNĐ
-17%
810.000 VNĐ
410.000 VNĐ470.000 VNĐ
5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *