Gần đây tai biến không chỉ xuất hiện ở tuổi trung niên mà còn ở cả tuổi thành niên. Hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu tai biến ở người trẻ cùng ikute.vn qua bài viết bên dưới.
Bệnh tai biến gần đây đã không còn xa lạ với mọi người do tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Không chỉ riêng những người cao tuổi mà những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ bị tai biến rất cao. Thế nhưng có lẽ nhiều người luôn coi thường sự nguy hiểm ẩn sâu trong căn bệnh này. Chính vì thế ikute.vn sẽ chỉ ra những dấu hiệu tai biến ở người trẻ thông qua bài viết dưới đây.
Tai biến mạch máu não – Người tử thần thầm lặng
Tai biến có thể được hiểu là chứng bệnh xảy ra khi oxy hoặc máu bị tắc nghẽn, không lên não kịp thời. Trong vòng vài phút từ khi phát bệnh nếu máu não không kịp lưu thông, tế bào não không được cung cấp dinh dưỡng sẽ chết. Người mắc bệnh sẽ có khả năng tử vong nếu không được cấp cứu một cách hợp lý và kịp thời.
Căn bệnh này thường xuất hiện nhiều ở lứa tuổi trung niên. Thế nhưng dạo gần đây tỷ lệ mắc tai biến ở người trẻ càng lúc càng nhiều, chiếm từ 7-10% tổng số ca mắc bệnh. Trong số đó nguyên nhân chủ yếu là do sự chủ quan của người trẻ, nghĩ mình không có khả năng mắc bệnh. Đáng buồn hơn thậm chí có những người bị tai biến khi còn chưa đủ thành niên.
Tai biến mạch máu não xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ
Các nguyên nhân mắc tai biến người trẻ hay gặp
Có rất nhiều nguyên nhân gây mắc bệnh tai biến cho người trẻ, thường là do lối sống thiếu khoa học. Đối với trẻ chưa vị thành niên, một trong những nguyên nhân gây mắc bệnh là do dị dạng mạch máu não bẩm sinh.
Riêng những người trẻ ở độ tuổi tầm 18-25, nguyên nhân có thể là do áp lực công việc khiến cơ thể bị căng thẳng. Ngoài ra việc thức khuya hoặc sử dụng những thức ăn kích thích cũng khiến khả năng gây tai biến tăng cao. Một nguyên do đáng lo ngại khác là thói quen tắm khuya của giới trẻ. Điều này vô tình đã khiến cho mạch máu bị co thắt đột ngột, dẫn tới việc máu không kịp lưu thông lên não gây ra tai biến.
có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến ở người trẻ
Biểu hiện thường gặp khi bị tai biến ở người trẻ
Đối với giới trẻ, thường khá khó để nhận biết bởi họ không có các bệnh nền liên quan đến tai biến. Tuy nhiên vẫn có vài đặc điểm khá rõ ràng để nhận diện, điển hình là các biểu hiện sau:
- Thường xuyên đau đầu hoặc chóng mặt mà không rõ nguyên nhân. Có rất nhiều người trẻ nghĩ rằng đây chỉ là một cảm giác thoáng qua mà lơ là không tìm hiểu nguyên nhân. Những đặc điểm này rất dễ bị nhầm lẫn sang các chứng bệnh khác như thiếu máu não hoặc rối loạn tiền đình. Tuy trông có vẻ vô hại nhưng đây lại là một trong những đặc điểm có thể nhận biết được chứng tai biến.
- Khả năng vận động giảm sút hoặc liệt tạm thời. Cơ thể của người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt cá nhân. Đây là một đặc điểm khá nổi bật để nhận biết bệnh tai biến.
- Thị lực dần trở nên kém đi. Nguyên nhân ở đây là do lượng oxy cung cấp cho các thuỳ não không đủ. Chính vì thế nên mắt của người bệnh sẽ mờ hơn bình thường.
- Người bệnh gặp khó khăn trong việc truyền đạt lời nói, khả năng giao tiếp trở nên suy giảm trầm trọng. Ở trường hợp nặng hơn có khả năng người bệnh không nói được hoặc nói không rõ từ.
- Đau đầu đột ngột, ù tai, tim đập nhanh, khó thở,… cũng là các đặc điểm thường thấy ở những người trẻ mắc tai biến. Ngoài ra việc nấc cụt liên tục cũng là một dấu hiệu cảnh báo về bệnh cho người trẻ.
Biểu hiện thường gặp khi bị tai biến ở người trẻ
Hướng dẫn xử lý khi gặp người bị tai biến
Nếu bạn hoặc người thân xung quanh có các triệu chứng kể trên, nhiều khả năng có thể mắc bệnh tai biến. Khi gặp những người lên cơn tai biến một cách bất ngờ có thể tham khảo những cách dưới đây:
- Cẩn thận quan sát tình trạng của người bệnh để có cách xử lý kịp thời.
- Đưa người bệnh đến nơi thoáng đãng để dễ dàng hấp thụ khí oxy.
- Đặt người mắc tai biến ở tư thế thoải mái, cẩn thận giúp người bệnh hít sâu, kê đầu nghiêng cao khoảng 30 độ.
- Khi bệnh nhân muốn nôn hãy cố gắng nghiêng người họ sang một bên để tránh dịch ở dạ dày tràn vào phổi hoặc mũi.
- Đối với trường hợp người mắc tai biến lên cơn co giật thì nhét vải sạch quấn vào đũa rồi kẹp giữa hàm để tránh cắn vào lưỡi.
Nếu bạn không phải là người biết rõ chuyên môn y tế, tuyệt đối không tự ý di chuyển bệnh nhân một cách bừa bãi. Không sử dụng các phương pháp dân gian truyền thống, thiếu khoa học như cạo gió, chích đầu ngón tay nặn máu… Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Cách phòng tránh bệnh tai biến dành cho người trẻ
Một nguyên nhân gây chết người đối với giới trẻ là thái độ chủ quan, lơ là trong việc phòng bệnh. Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tai biến, hãy cùng ikute.vn tham khảo các biện pháp sau:
- Tự hình thành các thói quen sống lành mạnh như ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý, giảm bớt áp lực công việc.
- Thường xuyên vận động như chạy bộ, chơi thể thao đều đặn mỗi tuần.
- Không sử dụng các đồ uống có cồn hoặc chất kích thích để giảm bớt các bệnh liên quan đến tim mạch.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
- Đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng một lần để ngăn ngừa các bệnh tiềm ẩn từ sớm.
Bệnh tai biến có thể bộc phát bất kỳ lúc nào, không phân biệt độ tuổi. Hãy cẩn trọng và duy trì các thói quen tốt để phòng ngừa, tránh các trường hợp xấu nhất xảy ra. Ikute.vn hi vọng đã mang đến cho bạn thông tin về dấu hiệu tai biến ở người trẻ một cách rõ ràng và chi tiết nhất. Khi thấy bản thân xuất hiện các dấu hiệu trên, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và phòng bệnh kịp thời.