Hiện nay, có nhiều đối tượng đang phải đối mặt với căn bệnh giãn tĩnh mạch. Căn bệnh này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều xuất phát từ những thói quen xấu trong cuộc sống và bản chất của từng công việc mà người bệnh nhân theo đuổi.
Cơ chế hoạt động của van tĩnh mạch trong cơ thể con người
Trong lòng tĩnh mạch cỏ các van một chiều nằm ở phía dưới nếp bẹn. Van được cấu tạo bởi hai lá van nằm trong lòng tĩnh mạch. Lá van này có một đầu dính vào thành tĩnh mạch, phần còn lại nằm tự do trong lòng thành tĩnh mạch.
Khi bàn chân cử động, cơ co bóp và bơm máu từ chân lên trên, lúc đó các lá van sẽ mở ra, cho phép các dòng máu trở về tim.
Khi bàn chân đứng yên, dòng máu này có xu hướng đi ngược từ trên xuống, nhưng vì các van đã đóng nên ngăn cản dòng máu chảy ngược xuống dưới.
Cơ chế hoạt động van tĩnh mạch
Bệnh giãn tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch bị hỏng, làm cho máu chảy theo chiều trái ngược với thông thường. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim, máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch. Khi các tĩnh mạch bị giãn, sẽ làm cho tình trạng hở van ngày càng nặng thêm nên dòng chảy ngược sẽ nhiều hơn, từ đó bệnh có tình trạng ngày càng nặng hơn.
Bệnh giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch
Bệnh giãn tĩnh mạch thường gặp nhất ở các chi hay còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới, hay suy giãn tĩnh mạch mãn tĩnh.
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng thành tĩnh mạch bị giãn, tĩnh mạch chạy quanh co và có dòng máu chảy theo chiều trái ngược nhau. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương từ đó gây ra suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại và sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng của tổ chức mô xung quanh.
hiện tượng giãn tĩnh mạch chi dưới
Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này chủ yếu có tuổi từ 30 trở lên trong đó khả năng mắc bệnh của nữ giới có tỉ lệ cao hơn nam giới. Bệnh thường gặp ở những người có thói quen, hoạc tính chất công việc phải đứng lâu, đi lại nhiều hoặc phụ nữ mang thai sinh nở nhiều, những người bị béo phì, táo bón,…làm cho áp lực tác dụng lên thành tĩnh mạch ở chân lớn, đồng thời kéo giăn thành mạch. Do đó, thay vì được bơm từ bàn chân lên tim như thông thường, máu sẽ đi theo chiều ngược bởi sự hư hại của các van tim trong lòng tĩnh mạch.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch lúc đầu là suy sau đó là giãn tĩnh mạch đã tăng nhanh trên cả nước trong 3 năm vừa qua. Bệnh không gây tử vong ngay nhưng để lại nhiều phiền toái và những di chứng nặng nề ảnh hưởng đến cuộc sống của không chỉ người bệnh mà cả gia đình bệnh nhân như đi lại nặng chân, đau chân, bàn chân bị sưng nặng, đồng thời bệnh nhân có cảm giác nặng chân về buổi chiều , chiều tối, thường xuyên bị chuột rút, chân luôn có cảm giác bồn chồn như kiến bò ở trong, tê chân hoặc có những biến chứng như tắc động mạch phổi… gây tử vong cho bệnh nhân.
Các triệu chứng thường gặp ở người bị giãn tĩnh mạch
Vào thời kì đầu tiên, bệnh đang còn ở mức nhẹ, các triệu chứng của bệnh là những lần mỏi chân, nặng chân, đau bắp chân, cảm giác bị căng nặng. Các triệu chứng đi kèm theo đó là sưng mắt cá chân, thường thấy rõ nhất vào buổi tối sau một ngày làm việc. Ở một số đối tượng vào giai đoạn bệnh mới hình thành thường hay bị chuột rút (nhất là vào ban đêm), cảm giác như kiến bò, ngứa chân rất khó chịu.
Sau một thời gian thấy trên bề mặt da có những đường vành mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh nổi trên da.Đồng thời bị đau cổ chân, có vết chàm hay loét vùng cổ chân, viêm mô dưới da…đồng thời có những cục nhỏ như hạt đậu tương ở phía trong chân.
Hiện tương đau chân sẽ càng ngày càng tăng với mức độ dày hơn khi phải đứng lâu, ngồi lâu tuy nhiên các triệu chứng đó sẽ giảm đi khi kê cao chân.
Các cấp độ giãn tĩnh mạch
Theo các nghiên cứu của hội tĩnh mạch học thành phố Hồ Chí Minh, bệnh được chia làm 6 cấp độ từ 0 đến 6. 6 cấp độ của bệnh được biểu hiện như sau:
Cấp 1: chân hơi sưng nhẹ.
Cấp 2: chân bị sưng và phù nhiều hơn,
Cấp 3: các tĩnh mạch ở bắp chân bị giãn ra.
Cấp 4: vùng ở dưới da bị đỏ màu, sẫm màu.
Cấp 5: ở chân có xuất hiện những vết loét, nhưng đây là những vết loét có thể chữa lành nếu có phương pháp phù hợp.
Cấp 6: ở chân có xuất hiện những vết loét, nhưng các vết loét không thể chữa lành.
Tuy nhiên, để biết được tình trạng của mình ở mức độ nào, các bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám lâm sàng cũng như siêu âm tĩnh mạch để nhận được kết luận của bác sĩ.
Các cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay
- Thay đổi thói quen sống, thay đổi chế độ làm việc.
- Sử dụng các loại thuốc, thuốc làm mềm các tĩnh mạch, chống viêm, kem giãn tĩnh mạch varikosette
- Nặng hơn nữa chúng ta phải sử dụng vớ y khoa
- Vớ y khoa là loại vớ áp lực, ép mạch máu lại đừng cho mạch máu giám ra.
- Khi tĩnh mạch đã gian ra rồi, chúng ta phải sử dụng phương pháp chích xơ
- Sử dụng sóng cao tần và laser để phá bỏ tĩnh mạch
- Phẫu thuật rút bỏ tĩnh mạch
Tùy theo mỗi mức độ của bệnh nhân và tình trạng sức khỏe mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán và quyết định cho bệnh nhân chưa trị ở phương pháp nào phù hợp. Mỗi phương pháp đều có khả năng đạt hiệu quả cao trên 90%, tuy nhiên bệnh nhận cũng không được chủ quan mà phải thường xuyên đến bệnh viên kiểm tra lâm sàng khi có các triệu chứng đáng ngờ.