Melatonin đã từng được biết đến với công dụng chính là điều hòa chu kì ngày đêm- của con người. Thế nhưng, khi càng lớn tuổi, chu kì đó diễn ra không như trước do sư thay đổi melatonin trong cơ thể, gây nên ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy khi lượng melatonin thay đổi trong cơ thể chúng ta nên bổ sung như thế nào? Hay melatonin còn có tác dụng gì nữa không? Mời các bạn hãy cùng tìm hiểu những điều nên biết về melatonin qua bài biết dưới đây nhé.

Melatonin là gì?

Melatonin là hormone tiết ra bởi tuyến tùng ở não.Nó được gọi là chất hóa học N-acetyl-5-methoxytryptamine, giúp điều chỉnh những hormone khác đồng thời duy trì nhịp sinh học cơ thể. Melatonin đóng vai trò quan trọng khi chúng ta chìm vào giấc ngủ và khi thức dậy. Khi trời tối, cơ thể sản sinh melatonin nhiều hơn và giảm xuống khi trời sáng. Nếu tiếp xúc ánh sáng vào buổi tối hoặc quá ít ánh sáng vào ban ngày sẽ làm gián đoạn.

Công thức cấu tạo của Melatonin

Công thức cấu tạo của Melatonin

Melatonin giúp kiểm soát thời gian, giải phóng hormone sinh dục ở nữ. Nó giúp người phụ nữ xác định khi nào bắt đầu có kinh, mãn kinh, tần số và thời gian như nào.

Rất nhiều hệ quả sinh học melatonin được tạo thành từ hoạt động của các melatinon cảm ứng, trong khi đó, các hệ quả khác có vai trò trong việc kiểm soát và chống oxi hóa mạnh cùng chức năng chuyên biệt là bảo vệ mitochondrial DNA và nhân.

Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng mức độ Melatonin có liên quan đến sự lão hóa. Khi chúng ta già, mức độ Melatonin cũng giảm.Vì thế nhiều người lớn tuổi thường gặp các vấn đề về giấc ngủ nhiều hơn khi họ còn trẻ.

Công dụng của melatonin

Melatonin có công dụng đối với một số vấn đề sau:

Điều trị mất ngủ

Melatonin giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn

Melatonin giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn

Các nghiên cứu cho rằng, người có nhịp sinh học bị gián đoạn có nồng độ Melatonin thấp có thể bổ sung Melatonin để ngủ tốt hơn. Theo các tài liệu khoa học, Melatonin có thể giúp ích với những người thường xuyên đi máy bay, đặc biệt là vượt qua nhiều hơn 5 múi giờ.

Bảo vệ tim mạch

Theo một số nghiên cứu, Melatonincó chất chống oxy hóa và chống viêm có thể bảo vệ tim. Đồng thời, nó cũng giúp ổn định huyết áp, cải thiện lượng cholesterol.

Tắt kinh

Nếu bạn muốn cải thiện các vấn đề về giấc ngủ liên quan đến thời kỳ mãn kinh có thể bổ sung Melatonin có thể. Các nghiên cứu khác cho thấy,phụ nữ tiền mãn kinh có thể khôi phục lại chất lượng cuộc sống, ngăn ngừa loãng xương nhờ Melatonin. Tuy nhiên, nó không có tác dụng làm giảm các triệu chứng khác trong thời kỳ mãn kinh.

Hỗ trợ điều trị ung thư vú

Như một số nghiên cứu cho biết, mức độ Melatonin thấp cũng có thể liên quan tới nguy cơ bị ung thư vú. Bổ sung Melatonin có thể tăng cường thêm tác dụng của các loại thuốc trị liệu. Trong một nghiên cứu nhỏ, bổ sung Melatonin đã giúp thu nhỏ khối u ở khoảng 28% số phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ mắc ung thư vú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Melatonin.

Hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Nồng độ Melatonin ở những người đàn ông mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn so với người thường. Ở các nghiên cứu trong ống nghiệm, Melatonin có thể giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Cũng trong một nghiên cứu nhỏ, khi kết hợp Melatoninvới điều trị y tế thông thường có thể cải thiện tỷ lệ sống ở 9/14 người đàn ông bị ung thưtiền liệt tuyến di căn.

Cải thiện các triệu chứng bệnh tăng động (ADHD) và bệnh tự kỷ

Melatonin thúc đẩy giác ngủ ở trẻ bị ADHD

Melatonin thúc đẩy giác ngủ ở trẻ bị ADHD

Đã có bằng chứng cho thấy Melatonin không có vẻ để cải thiện được các triệu chứng của bệnh tăng động hoặc hành vi tự ky nhưng lại có thể thúc đẩy giấc ngủ ở trẻ em bị ADHD hoặc tự kỷ.

Làm giảm hội chứng ruột kích thích (IBS)

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy, Melatonin giúp làm giảm một vài triệu chứng như đầy hơi, đau bụng,… ở những người bị hội chứng ruột kích thích – IBS

Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh và bệnh Sarcoidosis

Melatonin có thể làm giảm mức độ co giật ở trẻ em bị động kinh theo một số nghiên cứu. Nhưng trong trường hợp này vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Theo một vài nghiên cứu, Melatonin có thể có tác dụng trong điều trị các bệnh sarcoid phổi. Trường hợp này cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Chống nắng

Melatonin bảo vệ cơ thể không bị cháy nắng

Melatonin bảo vệ cơ thể không bị cháy nắng

Ở gel, kem, thuốc mỡ chứa Melatonin có thể bảo vệ cơ thể không bị cháy nắng hay tổn thương da khác. Các nghiên cứu đã được kiểm tra bằng cách dùng Melatonin một mình và kết hợp với vitamin E khi tiếp xúc với ánh nắng.

Liều dùng Melatonin

Hiện tại đang không có liều khuyến cáo bổ sung Melatonin. Ở những người khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau khi dùng Melatonin. Ở những người đặc biệt nhạy cảm, sẽ có ích khi sử dụng liều lượng thấp. Nếu cao hơn có thể gây lo lắng, khó chịu.

Tốt nhất là bất kỳ điều kiện nào khi bắt đầu sử dụng vẫn nên dùng Melatonin ở liều lượng rất thấp. Cơ thể chúng ta sản sinh Melatoninkhoảng dưới 0,3 mg/ngày nên bạn chỉ sử dụng một lượng thấp để đạt được hiệu quả mong muốn.

Bạn cũng có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để xác định liều lượng Melatonin thích hợp nhất cho tình trạng sức khỏe của mình.

Những tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng melatonin

Bạn nên uống bổ sung Melatonin theo chỉ dẫn của bác sĩ do Melatonin có tác dụng phụ và tương tác với những thuốc khác.Nếu uống quá nhiều melatonin có thể sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học của bạn.

Tác dụng phụ của melatonin bao gồm đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, khó chịu, to vú ở nam giới, giảm ham muốn, giảm số lượng tinh trùng.

Không nên dùng Melatonin cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú vì có thể gây trở ngại cho khả năng sinh sản, mang thai ở họ.

Đối với những người bị trầm cảm khi sử dụng melatonin. nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước.

Các tương tác thuốc với Melatonin

Bạn không nên dùng Melatonin khi đang uống thuốc theo toa mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Sau đây là danh sách một số thuốc có thể tương tác với melatonin.
Thuốc chống trầm cảm

Theo một nghiên cứu động vật, dùng Melatonin có thể làm giảm tác dụng của desipramine và fluoxetine (Prozac) trong thuốc chống trầm cảm . Vì thế, phải nghiên cứu thêm nếu xảy ra ở người. Ngoài ra, fluoxetine (thành phần của một nhóm thuốc, gọi là SSRI hay thuốc ức chế tái hấp thụ serotonin có chọn lọc) có thể gây nên mức thấp của melatonin ở người.

Thuốc chống rối loạn thần kinh

Cử động vô thức là một trong những tác dụng phụ của thuốc chống rối loạn thần kinh khi dùng để chữa trị bệnh tâm thần phân liệt. Người bổ sung Melatonin sẽ xảy ra ít triệu chứng hơn so với người sử dụng chất bổ sung. Điều này đã được chứng minh trên 22 người mắc tâm thần phân liêt.

Các thuốc an thần

Theo một số báo cáo, bổ sung Melatonin giúp mọi người có thể ngưng dùng liệu pháp an thần. Sự kết hợp của triazolam và Melatonin sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.
Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có thể khiến tăng hàm lượng Melatonin trong cơ thể. Bổ sung Melatonin có thể làm tăng nồng độ Melatonin trong phạm vi an toàn.
Thuốc huyết áp

Các thuốc huyết áp: methoxamine, clonidine sẽ kém hiệu quả nếu sử dụng Melatonin.
Steroid và thuốc ức chế miễn dịch

Melatonin có thể gây nên các phản ứng làm giảm hiệu quả các thuốc ức chế miễn dịch. Đừng uống các thuốc dùng để ức chế hệ thống miễn dịch với Melatonin.
Thuốc hóa trị liệu

Nghiên cứu sơ bộ đã cho rằng, sự kết hợp của thuốc hóa trị liệu và Melatonin có thể giúp ích cho người bị ung thu vú. Cần nghiên cứu thêm để kiểm tra kết quả này.
Ngoài ra, Melatonin có thể khiến tăng nguy cơ chảy máu từ thuốc chống đông máu. Tất cả Caffeine, rượu, thuốc lá đều có thể làm giảm lượng melatonin trong cơ thể

Lưu ý khi sử dụng Melatonin

Melatonin được xếp là loại thực phẩm chức năng tại Hoa Kỳ, nhưng Liên minh châu Âu (EU) chưa cho phép bán những sản phẩm chứa hoạt chất này mà không có kê đơn của bác sỹ.

Với những thông tin trên đây, ắt hẳn các bạn đã có những kiến thức liên quan tới Melatonin cho riêng mình. Hãy chia sẻ với mọi người xung quanh về melatoin và những công dụng của nó để giúp chúng ta có thể trang bị cho bản thân một sức khỏe tốt nhất.

author-avatar

Tác giả admin

Mình là Minh mình hiện là Owner web ikute.vn. Mình hiện đang công tác tại bệnh viện Bạch Mai. Rất vui khi các bạn ghé thăm trang web của mình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *