Cây tầm bóp vốn là loài cây quen thuộc với chúng ta. Nhưng liệu bạn đã biết, loài cây bình dị, gắn trên mình “những chiếc lồng đèn” ấy lại có những tác dụng không bình dị chút nào. Hãy cùng tìm hiểu về “thần dược mọc hoang” này nhé!

Cây tầm bóp là gì?

Cây tầm bóp

Cây tầm bóp

Cây tầm bóp có danh pháp khoa học là Physalis angulata, vốn là loài thực vật có hoa thuộc họ Cà. Do hình dáng đặc trưng nên cây tầm bóp có nhiều tên gọi khác nhau như lu lu cái, lồng đèn, thù lù cạnh, bôm bốp.

Tâm bóp là một loài cây thảo mộc, cao từ 50 đến 90 cm, có nhiều phân cành. Thân cây có góc và thường rủ xuống. Lá cây mọc so le, có hình bầu dục, thường chia thuỳ hoặc không, dài khoảng 30 – 35mm, cuống lá dài từ 15 – 30mm. Hoa cây tầm bóp mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài độ 1 cm với đài hình chuông, có lồng. Tràng hoa có màu vàng tươi hoặc trắng nhạt, thường điểm những chấm màu tím ở gốc. Quả của loại cây này lại mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, trông giống như lồng đèn. Khi bóp quả vỡ sẽ phát ra tiếng bộp.

Cây tầm bóp khi chín

Cây tầm bóp khi chín

Cây tầm bóp ra hoa kết quả quanh năm. Ở Việt Nam có rất nhiều cây này, nhưng lại ít được sử dụng mặc dù chúng có một số dược tính tốt.

Cây có xuất xứ từ vùng nhiệt đới, sau trở thành liên nhiệt đới. Có thể bắt gặp thấy loài cây này mọc ở khắp nơi, trên các bờ ruộng, ven đường làng quê hay bãi đất hoang. Ngoài ra, cây tầm bóp cũng xuất hiện ở ven rừng từ nơi thấp đến vùng cao khoảng 1.500m so với mặt nước biển. Dược liệu này có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô, dùng dần.

Thành phần hóa học của cây tầm bóp

Thạc sĩ Nguyễn Đặng Toàn Chương (Sở Khoa học và Công nghệ Gia La) đã phân tích và cho biết quả của cây tầm bóp có rất nhiều giá trị dinh dưỡng như: chất xơ, chất béo, chất đạm, vitaminA, sắt, canxi, vitamin C

Tác dụng không ngờ của cây tầm bóp – “thần dược mọc hoang”

Cây tầm bóp dùng để chế biến món ăn.

Bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ cây tầm bóp và đều mang đến lại hương vị rất lạ, tuy hơi đắng nhưng thanh và mát. Tầm bóp dù luộc, nấu hay xào với thịt đều hấp dẫn vô cùng. Loài cây này cũng có thể dùng trong món lẩu. Quả tầm bóp để khô còn làm được mứt. Không chỉ lành tính, “trái lồng đèn” này còn rất tốt cho sức khỏe của con người, có nhiều công dụng trong việc chữa trị một số bệnh thường gặp.

Cây tầm bóp giúp chữa bệnh

Theo Đông y, cây tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, có rất nhiều tác dụng như thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết.

Trị nhọt vú, đinh độc

Bạn lấy 40 – 80gr cây tầm bóp tươi giã rồi vắt kiệt lấy nước để uống. Bã của cây này sau khi giã có thể đắp hoặc nấu nước để rửa vết đau hàng ngày. Vết đau của bạn sẽ nhanh chóng dịu và khỏi trong vài ngày.

Trị đái tháo đường

Với rễ cây tầm bóp tươi (20 đến 30gr) nấu với tim lợn, chu sa, bạn dùng cách ngày dùng 1 lần, uống từ 5 đến 7 ngày sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt bằng cách kiểm tra đường huyết.

Dùng trị viêm họng, khản tiếng, ho có đờm, ho khan, tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh chân tay miệng, cúm gia cầm

Giá trị lớn nhất của cây tầm bóp là ở quả tầm bóp. Qủa có vị chua, có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt, chữa các bệnh về bài tiết, thận,… Liều dùng từ 15 đến 30g cành mang hoa lá khô (50 – 100g), sắc uống trong ngày và dùng 3 – 5 ngày liền.

Quả này rất tốt vơi những người sống vùng sông nước thường xuyên vì hàm lượng tiền vitamin A, Vitamin C và B1trong quả cây tầm bóp rất cao, rất tốt cho cơ thể. Nó có thể chữa bệnh Scorbut do trên biển không có hoa quả. Không chỉ vậy, quả tầm bóp còn có thể ngăn ngừa các bênh về viêm thận hay đường tiết niệu và chữa bệnh gút rất tốt.

Quả tầm bóp

Quả tầm bóp

Bài thuốc trị ung thư (tử cung, họng, phổi, đại tràng)

Rửa sạch các dược liệu: Cây tầm bóp cành mang trái, hoa, lá khô 30g (tươi thì 100g); bạch truật 20g; cát cánh 10g; mạch môn 10g; Huyền sâm 10g; Hoàng cầm 10g; Cam thảo 4g.

Sau đó chặt nhỏ rồi đổ 4 chén nước, sắc xong còn 2 chén, chia 2 lần để uống trong ngày. Dùng 15 đến 20 ngày liên tiếp. Nghỉ 10 ngày và dùng tiếp đợt 2,3.

Cây tầm bóp có ở nhiều nước và được nhiều người sử dụng thường xuyên.

Ở Ấn Độ, người ta sử dụng toàn cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày. Ở châu Phi, họ ăn lá cây đã nấu chín hoặc có thể dùng như tấm băng băng vết thương bị nhiễm trùng. Ngoài ra, trong y dược cổ truyền Trung Quốc, cây Thù lù nhỏ cũng được sửu dụng làm dược liệu (gọi là Thiên bao tử).

Lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp

Đã rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa cây tầm bóp với cây lu lu đực do hình dạng khá giống nhau nhưng lại khác nhau về độ lành tính.

Cây lu lu thường gây nhầm lẫn

Cây lu lu( thường gây nhầm lẫn)

Cây Lu lu đực 1 cũng thuộc họ cà, hình dáng lại khá giống rau tầm bóp nhưng nếu tinh mắt chúng ta vẫn có thể phân biệt được.

Loài cây này có quản tròn, nhỏ hơn, thân cây mỏng manh hơn, lá không có vị đắng nhưng có độc nếu dùng tươi. Do vậy cần hết sức lưu ý khi thu hái, sử dụng làm thuốc cần có kiến thức để phân biệt cây tầm bóp với cây lu lu đực. Trong một báo cáo của Trung tâm An toàn và sức khỏe nghể nghiệp Canada (CCOHS) hợp tác Chương trình quốc tế về An toàn hóa chất (IPCS) đã nêu, ở quả xanh của loài Lu lu đực chứa nhiều độc tố Solanin hơn cả. Người ta cũng cảnh báo rằng ở lá của nó còn có chứa chất Nitrate. Nếu ăn phải lượng lớn các quả xanh và lá tươi của cây này, có thể sau 6-12 tiếng xảy ra hiện tượng sốt, nôn mửa, đau bụng,… Bởi vậy chúng ta cần tinh tường trong quá trình sử dụng nhé.

Thật không ngờ, một loài cây mọc hoang như Tầm bóp lại có những tác dụng hữu ích đến vậy. Đây là một sự lựa chọn đáng lưu tâm cho những ai đang gặp vấn đề về mụn nhọt, tiểu đường hay thâm chí là ung thư. Là một người thông thái, chắc chắn ai sau khi tham khảo bài viết này đều sẽ tận dụng ngay những lợi ích của cây tầm bóp để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Nhưng nhớ, hãy thận trọng nhận diện đúng cây tầm bóp nhé!

author-avatar

Tác giả admin

Mình là Minh mình hiện là Owner web ikute.vn. Mình hiện đang công tác tại bệnh viện Bạch Mai. Rất vui khi các bạn ghé thăm trang web của mình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *