Vai trò của đường glucose và cách đo chỉ số đường huyết

Glucose là tên gọi xuất phát từ đường Hy Lạp, có nghĩa là “ngọt”. Chúng ta có thể tìm thấy chúng trong các loại thực phẩm như bánh mì, trái cây, rau xanh… Khi được nạp vào cơ thể, glucose sẽ chuyển hóa thành năng lượng, đi qua máu đến tế bào. Lúc này, chúng sẽ được gọi là đường trong máu hay đường huyết.

Đường glucose là đường gì?

Duong glucose chuyen hoa thanh nang luong dam bao cac hoat dong song cua co the

Đường glucose chuyển hóa thành năng lượng, đảm bảo các hoạt động sống cua cơ thể

Glucose là một loại đường không màu. Nó không có vị ngọt đậm như đường mía, dễ tan trong nước và rất tốt cho sức khỏe.

Chúng ta có thể tìm thấy đường glucose trong các loại thực phẩm, rau xanh và đặc biệt là trái cây. Khi được nạp vào cơ thể, chúng được phân chuyển đến các bộ phận khác nhau và được gọi là đường huyết.

Đường glucose có tác dụng gì?

Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Bất kể lứa tuổi nào, trẻ em hay người lớn, người già cũng đều cần đảm bảo hàm lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường. Nếu không đáp ứng đủ hàm lượng cần thiết, bạn sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chân tay bủn rủn, không còn sức lực làm việc.

Thieu duong glucose se khien co the met moi hoa dau chong mat

Thiếu đường glucose sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hoa đầu, chóng mặt

Các tác dụng của glucose đối với sức khỏe con người:

  • Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống
  • Bổ sung nước, khoáng chất, bồi dưỡng sức khỏe, đặc biệt là cho người suy dinh dưỡng, tiêu chảy, suy nhược cơ thể, hạ đường huyết hoặc ngộ độc rượu bia
  • Góp mặt trong cấu trúc tế bào và các vật chất quan trọng bên trong cơ thể
  • Dùng thay cho đường kính làm gia vị, chế biến đồ ăn, thực phẩm
  • Kích thích, tăng cường sự sản sinh insulin. Giúp làm giảm cảm giác thèm ăn, phù hợp với những người đang muốn giảm cân.
  • Tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa
  • Lượng glucose dư thừa sẽ được chuyển sang dạng glycogen là tích trữ ở gan và được huy động khi cơ thể thiếu hụt năng lượng.

Đường glucose rất tốt cho cơ thể. Bởi vậy, những người mới ốm dậy, suy nhược sức khỏe thường tăng cường sử dụng chúng để bổ sung dinh dưỡng, nhanh chóng phục hồi thể lực.

Tuy nhiên, bạn nên chú ý liều lượng sử dụng phù hợp, tránh dùng quá nhiều có thể dẫn tới dư thừa hàm lượng đường trong máu. Nếu tình trạng kéo dài có thể gây bệnh tiểu đường, kéo theo đó là nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến cơ thể, sức khỏe.

Chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Ham luong duong trong mau qua cao se dan den nhieu nguy hiem cho suc khoe

Hàm lượng đường trong máu quá cao sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm cho sức khỏe

Chỉ số glucose hay còn gọi là chỉ số đường huyết Glycemic Index (GI). Kiểm tra chỉ số glucose là việc làm quan trọng và thường xuyên của những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp. hầu hết bệnh nhân đều được các chuyên gia y tế hướng dẫn kiểm tra hằng ngày như một thói quen.

Cách đo chỉ số glucose tại nhà

Nhờ sự phát triển của khoa học, người bệnh có thể tự xét nghiệm máu để glucose tại nhà. Cách làm rất đơn giản:

  • Dùng một cây kim có lưỡi trích (lancet) chích vào ngón tay. Nhỏ 1 giọt màu vào trong que thử.
  • Đưa que thử có máu vào trong máy kiểm tra để đo hàm lượng đường
  • Đợi khoảng 20, màn hình điện tử sẽ hiển thị chỉ số glucose

Cách xem chỉ số glucose

Chỉ số glucose được đo bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dL. Mỗi người sẽ có nồng độ đường trong máu riêng bởi thể trạng, sức khỏe, chế độ ăn uống, sinh hoạt… không giống nhau. Thậm chí, chỉ số của cùng một người cũng sẽ liên tục thay đổi tùy từng thời điểm.

Các yếu tố như stress, mất nước, sốt cao… cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả đo chỉ số glucose. Bởi vậy, để có kết quả chính xác, bạn chỉ nên thực hiện sau khi ăn tối thiểu 8 tiếng và làm nhiều lần để lấy kết quả trung bình.

Chi so duong huyet cua moi nguoi la khac nhau

Chỉ số đường huyết của mỗi người là khác nhau

Khung chỉ số glucose như sau:

  • Chỉ số glucose đối với người bình thường: Rơi vào khoảng 3.9 mmol/L – 5.5 mmol/L (tương đương với 70 – 100 mg/dL).
  • Chỉ số hạ đường huyết: Dưới 3.9 mmol/L. Những người này sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược, hoa đầu, chóng mặt. Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến tình hình xấu, rơi vào hôn mê và tổn thương đến thần kinh, não bộ.
  • Chỉ số đường huyết cao (đối với người mắc bệnh tiểu đường): ≥ 7 mmol/L hay ≥ 11.1 mmol/L. Đây là những người có khả năng cao bị tiểu đường và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như giảm thị lực, bệnh tim mạch, thần kinh, gan thận…

Người bị bệnh tiểu đường thường có chỉ số glucose cao hơn so với người bình thường. Điều này là do hàm lượng glucose nạp vào cơ thể quá nhiều, chúng sẽ tích tụ ở ở gan và gây ra nhiều trở ngại cho quá trình chuyển hóa, trao đổi và bài tiết chất. Nếu tiếp tục kéo dài, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và đặt mua các sản phẩm cho người tiểu đường tại iKute.vn.

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *