Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách hạn chế tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh rất nguy hiểm mà trong giai đoạn mang thai các mẹ bầu rất dễ gặp phải. Cùng Ikute.vn tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này nhé.

Trong quá trình mang thai do sự hình thành nhau thai giúp thai nhi phát triển nên có những ảnh hưởng  xấu đến nội tiết của người mẹ. Cụ thể là, những nội tiết tố bị biến đổi vô tình gây tác động không tốt lên insulin dẫn đến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ. Cùng Ikute tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh để giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường trong thời gian mang thai là bệnh lý được gây ra bởi sự rối loạn lượng đường huyết trong cơ thể người mẹ. Đây là căn bệnh mà các mẹ bầu thường rất gặp phải. Bệnh xảy ra khi hoocmon trong cơ thể người mẹ bị biến đổi. Tuy nhiên, chứng bệnh này chỉ xảy ra và phát triển mạnh trong giai đoạn mang thai và sẽ khỏi sau khi sinh.

Khi bị tiểu đường thai kỳ người mẹ cần kiểm soát căn bệnh trong suốt quá trình mang thai để tránh trường hợp gặp các biến chứng nguy hiểm.

Tieu duong thai ky ikute.vn
Tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ?

Trong thời gian mang thai, do sự hình thành của nhau thai sẽ tiết ra các hormone để cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho em bé phát triển, Một số hormone gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể thai phụ khiến cho sản xuất và sử dụng insulin hơn gấp hai đến ba lần. Cụ thể là, chất insulin có tác dụng điều tiết lượng đường huyết trong cơ thể người mẹ. Trong trường hợp bị rối loạn và tuyến tụy không tạo ra đủ insulin sẽ làm cho chỉ số đường huyết tăng cao và gây ra bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, nguy cơ mắc chứng đái tháo đường sẽ tăng cao nếu thai phụ gặp những trường hợp sau:

  • Bị béo phì, thừa cân trước và trong giai đoạn mang thai
  • Gia đình có tiền sử bệnh đái tháo đường
  • Đã bị tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai trước đó
  • Mang thai khi đã trên 35 tuổi

Những trường hợp trên sẽ tăng nguy cơ mắc chứng bệnh này. Mẹ bầu cần lưu ý và theo dõi kỹ càng trong suốt quá trình mang thai.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Dau hieu tieu duong thai ky ikute.vn
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Sau đây, là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Khi thấy cơ thể có những biểu hiện này, mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ để làm các xét nghiệm tiểu đường nhé.

  • Thường xuyên khát nước, khó kiểm soát được trong việc ăn uống
  • Tần suất đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn các thai phụ khác.
  • Thị lực giảm sút trong thời gian ngắn
  • Các vết thương, trầy xước,…lâu lành
  • Vùng kín xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng và viêm nhiễm
  • Tăng cân nhanh trong thời gian ngắn, khó kiểm soát cân nặng.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối

Một số dấu hiệu tiểu đường trong 3 tháng cuối thai kỳ được các bác sĩ khoa phụ sản chỉ ra.  Các mẹ bầu cần lưu ý những dấu hiệu sau

  • Khô cổ họng và khoang miệng: Không chỉ gặp tình trạng khát nước thường xuyên, các mẹ bầu còn bị khô họng, khô miệng sau khi uống nước.
  • Cơ thể mệt mỏi và uể oải nhiều hơn: Đây là dấu hiệu không tiêu biểu nhưng nếu để ý kỹ người mẹ sẽ cảm thấy mức độ mệt mỏi tăng lên rất nhiều lần mặc dù không vận động quá sức.
  • Tiểu nhiều: Mặc dù trong quá trình mang thai, em bé chèn ép bàng quang của người mẹ nên sẽ dễ gây mắc tiểu nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng cần chú ý khi tần suất ngày càng dày đặc hơn.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tieu duong thai ky co nguy hiem khong ikute.vn
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Chứng bệnh tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi. Đây là nguyên nhân dẫn tới các biến chứng sản khoa nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Đối với người mẹ

Khi bị đái tháo đường trong thời gian mang thai, người mẹ sẽ tăng tỉ lệ gặp các rủi ro sau:

  • Huyết áp cao: Nếu gặp phải tình trạng này rất dễ dẫn đến nguy cơ bị tiền sản giật, tai biến mạch máu não, sản giật
  • Sinh non: Huyết áp tăng cao dẫn đến chứng sản giật là nguyên nhân dẫn tới em bé bị sinh non.
  • Tăng nguy cơ đẻ mổ và gặp biến chứng tiểu đường type 2 sau khi sinh
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu, suy giảm chức năng bài tiết tăng nguy cơ viêm đài bể thận cấp. Nguy hiểm hơn nữa là ối bị nhiễm trùng
  • Tăng nguy cơ bị sảy thai

Đối với thai nhi

Không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới người mẹ, căn bệnh này còn ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi

  • Thai phát triển nhanh và to qua mức bình thường: Lượng glucose không được chuyển hóa còn dư trong cơ thể người mẹ trong 3 tháng cuối sẽ chuyển vào thai nhi. Tuyến tụy của bé sẽ phải hoạt động chuyển hóa phần glucose này quá mức dẫn tới thai nhi có kích thước lớn hơn so với khuyến nghị. Điều này còn dẫn tới việc người mẹ phải sinh mổ vì kích thước em bé quá to để có thể sinh thường
  • Em bé sau khi sinh dễ gặp các chứng bệnh về khả năng chuyển hóa
  • Nguy cơ gặp phải chứng tăng hồng cầu nhiều hơn so với mức bình thường. Dẫn tới các bệnh lý như vàng da, bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ sau này.

Có thể thấy tiểu đường thai kỳ là căn bệnh mang đến nhiều ảnh hưởng nghiệm trọng cho cả mẹ và bé. Vì vậy, các mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng trong suốt quá trình mang thai nhé.

Loại sữa phù hợp cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Để có sức khỏe tốt thì cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đối với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì cần đặc biệt chú trọng vấn đề này, Một số sản phẩm sữa phù hợp cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Sữa Gluvita Gold cho mẹ bầu tiểu đường

Sua Gluvita Gold ikute.vn
Sữa Gluvita Gold

Đây là sản phẩm được các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Cùng với dây chuyền sản xuất hiện đại cùng với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Sản phẩm còn phù hợp với cả bệnh nhân tiểu đường.

Không những thế, sữa Gluvita Gold GI=22.6 phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Cùng với đó, với nguồn dinh dưỡng đa dạng giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe, cải thiện hệ tiêu hóa.

Sữa công thức Glucare Gold dành riêng cho tiểu đường thai kỳ

Glucare Gold ikute.vn
Glucare Gold

Là sản phẩm chuyên biệt dành cho các mẹ bầu bị đái tháo đường trong thời gian thai kỳ. Với chỉ số GI=48 giúp lượng đường trong máu được kiểm soát tốt. Không những thế, còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho người mẹ. Giúp mẹ bầu và thai nhi tăng cường sức khỏe và thai kỳ khỏe mạnh

Sữa thực vật

Sua thuc vat ikute.vn
Sữa thực vật

Sữa được tạo ra từ các loại hạt dinh dưỡng như: óc chó, macca, các loại đậu,… rất tốt cho người mang thai. Đặc biệt, với trong các loại hạt và đậu có chỉ số GI trong khoảng từ 30 đến 45 tùy vào loại hạt nên rất phù hợp với mẹ bầu bị tiểu đường. Không những thế, trong các loại hạt dinh dưỡng cung cấp nguồn chất béo tốt, vitamin, khoáng chất rất tốt cho sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Cách hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

Cẩm nang chăm sóc sức khỏe giúp mẹ bầu hạn chế tối đa nguy cơ bị tiểu đường trong thời gian mang thai để mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh

  • Lên thực đơn ăn uống cân bằng dinh dưỡng và nghiêm túc thực hiện

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cần cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng và hạn chế tối đa những thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt,… có hàm lượng đường cao.

Nên bổ sung các thực phẩm có chỉ số GI thấp không gây ảnh hưởng xấu đến đường huyết như: sữa không đường, các loại hạt, đậu,..

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Ăn nhiều bữa trong ngày, không ăn quá no mỗi bữa. Phương pháp này sẽ giúp mẹ bầu hạn chế cơn đói và đảm bảo lượng đường huyết không lên quá cao khi ăn no và hạ xuống quá thấp lúc đói.

  • Vận động thường xuyên: Thai phụ cần vận động thường xuyên để tiêu thụ năng lượng lương thừa và tăng khả năng tạo insulin. Việc vận động giúp người mẹ giảm mệt mỏi và tránh nguy cơ bị tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai. Thông thường, mẹ bầu chỉ cần vận động 30 phút mỗi ngày để sức khỏe tốt hơn

Phương pháp thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Nếu trong người có những dấu hiệu khiến cho mẹ nghi ngờ là đã bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu có thể dùng những cách sau để xét nghiệm xác định sớm bệnh.

Hiện nay, có 2 phương pháp thử tiểu đường thai kỳ tại nhà đó là kiểm tra nồng độ HbA1C hoặc sử dụng máy đo đường huyết

Sử dụng máy đo đường huyết:

Đây là dụng cụ hỗ trợ thai phụ xác định có bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không. Khi sử dụng máy này, mẹ bầu cần phải biết cách tự lấy máu làm xét nghiệm

Các bước thực hiện như sau:

  • Vệ sinh tay thật sạch sẽ và lau khô, có thể dùng cồn để khử trùng
  • Đặt kim lấy máu vào ống bút của máy
  • Đặt que thử vào máy và làm theo hướng dẫn
  • Bóp nhẹ đầu ngón tay để máu chảy ra
  • Lấy lượng máu đã lấy nhỏ vào đầy que thử và kiểm tra
  • Sau khi kiểm tra nếu thấy kết quả trên máy báo chỉ số đường huyết hiển thị  từ 200mg/dL trở lên thì nguy cơ cao mẹ bầu đã bị tiểu đường thai kỳ.

Phương pháp xét nghiệm HbA1C

Mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm HbA1C tại nhà khi có thiết bị đo phù hợp. Có thể đến các cơ sở cung cấp thiết bị uy tín để mua thiết bị này

Quy trình thực hiện xét nghiệm HbA1C cũng tương tự các bước sử dụng máy đo đường huyết. Chỉ có duy nhất một điểm khác biệt, khi lấy mẫu thử máu mẹ bầu hãy trộn chung với dung dịch nền kèm theo máy sau đó mới cho hỗn hợp này vào que thử.

Kết quả kiểm tra sẽ khác nhau tùy thuộc vào thiết bị. Có loại thiết bị sẽ hiển thị kết quả lên thẳng màn hình giống như máy đo đường huyết. Nhưng một số loại khác cần quan sát  màu sắc hỗn hợp máu và dung dịch nền, sau đó đối chiếu với bảng kết quả.

Theo CDC Hoa Kỳ, Nếu kết quả kiểm tra HbA1C từ 6.5% trở lên thì nguy cơ cao mẹ bầu đã bị tiểu đường thai kỳ.Và  kết quả nằm trong khoảng từ 5.7 – 6.4% có nguy cơ bị tiền tiểu đường.

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối thai kỳ 

Trong 3 tháng cuối người mẹ nên chú ý vào chế độ dinh dưỡng để có thể kiểm soát chỉ số đường huyết ở mức an toàn. Mẹ bầu có thể áp dụng thực đơn phù hợp với bà bầu 3 tháng cuối sau đây

Bổ sung các loại hạt, đậu

cac loai hat dau ikute.vn
các loại hạt, đậu

Nhóm hạt và đậu là nguồn cung cấp chất béo tốt cho cơ thể. Không những thế, chỉ số GI trong các loại ngũ cốc này rất thấp đảm bảo không ảnh hưởng đến lượng đường trong cơ thể. Đây là nhóm thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung trong suốt thai kỳ nhất là 3 tháng cuối.

Các loại trái cây ít đường

trai cay it duong ikute.vn
trái cây ít đường

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào, rất cần thiết trong việc kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong một số loại trái cây rất cao, mẹ bầu cần phải lựa chọn các loại trái cây ít đường như: ổi, dưa gang, bưởi, bơ,…

Yến mạch

Yen mach ikute.vn
Yến mạch

Yến mạch không những là nguồn cung cấp tinh bột tiêu hóa chậm giúp no lâu mà còn có hàm lượng nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Ngoài ra, trong yến mạch còn có nhiều chất xơ và giàu chất khoáng. Khi dùng yến mạch làm nguồn cung cấp tinh bột cho cơ thể sẽ hạn chế trường hợp chỉ số đường huyết tăng cao ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bổ sung nhiều rau củ

rau cu ikute.vn
rau củ

Trong rau củ có hàm lượng chất xơ và vitamin rất cao và chỉ số GI rất thấp. Mẹ bầu cần gia tăng lượng rau xanh trong bữa ăn không những giúp ổn định lượng đường huyết mà còn giúp giảm tình trạng táo bón trong thời gian mang thai.

Cách hạ chỉ số đường huyết khi mang thai

Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm đối với sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Một số cách hạ đường huyết khi mang thai sau đây sẽ giúp người mẹ kiểm soát lượng đường trong máu.

  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất trong mỗi bữa ăn.
  • Hạn chế nguồn thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt,… các loại đồ ăn đóng hộp
  • Chia nhỏ bữa ăn ra nhiều lần trong ngày sẽ giúp các mẹ kiểm soát cơn đói và chỉ số đường huyết không bị tăng cao đột ngột
  • Ưu tiên các thực phẩm từ thịt nạc, cá, sữa không đường, sữa hạt,… và các nguồn tinh bột tiêu hóa chậm như yến mạch, khoai lang,…
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày tùy theo thể trạng của người mẹ và chế độ vận động
  • Thường xuyên vận động
  • Người mẹ có thể kết hợp một số bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, bơi lội,… để tiêu thụ năng lượng thừa, kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, còn giúp giải tỏa căng thẳng và sức khỏe tốt hơn.

Hy vọng với những thông tin về tiểu đường thai kỳ mà Ikute.vn mang đến sẽ giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn mang thai. Cùng với đó, các mẹ hãy đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *