Ngày đèn đỏ là gì? Làm sao để nhận biết chúng bình thường với cơ thể? luôn là câu hỏi lớn dành cho phái nữ đặc biệt là với những bạn gái lần đầu có trải qua kỳ nguyệt san. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết về kinh nguyệt để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Ngày đèn đỏ là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng bình thường mà bất kỳ phụ nữ nào cũng trải qua
Ngày đèn đỏ là một cụm từ dùng để chỉ kỳ nguyệt san của phụ nữ. Chúng xuất hiện khi cơ thể bạn đủ trưởng thành để sinh con. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung bong ra làm cho máu và mô chảy qua cổ tử cung và âm đạo để đi ra ngoài cơ thể.
Đó là những gì xảy ra khi. Mỗi tháng, niêm mạc tử cung dày lên, mô và buồng trứng giải phóng một quả trứng (gọi là noãn). Nếu một tinh trùng thụ tinh với trứng, mô sẽ giữ nguyên vị trí giúp mang thai. Nhưng nếu trứng không được thụ tinh, cơ thể sẽ đưa mô qua âm đạo. Mô đó chính là máu mà bạn nhìn thấy và quá trình hàng tháng này được gọi là kinh nguyệt.
Khi nào bắt đầu và kết thúc kinh nguyệt?
Kinh nguyệt xảy ra lần đầu khi tất cả các bộ phận cấu tạo nên hệ thống sinh sản ở một cô gái đã trưởng thành. Đây được xem là một giai đoạn quan trọng của tuổi dậy thì – thường bắt đầu trong độ tuổi từ 10 đến 16 tuổi.
Khoảng 6 tháng trước khi có kinh nguyệt đầu tiên, một cô gái có thể phát hiện dịch tiết âm đạo rõ ràng hơn. Và chúng sẽ tiếp tục diễn ra trong độ tuổi sinh sản và chấm dứt khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh. Hầu hết phụ nữ mãn kinh thường rơi vào độ tuổi từ 45 – 55 tuổi.
Màu sắc kinh nguyệt
Tại sao ngày đèn đỏ lại có thể thay đổi?
Thông thường, nguyệt san sẽ có chu kỳ và lượng máu ổn định sau một vài lần xảy ra kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến ngày đèn đỏ của bạn vẫn có thể thay đổi theo thời gian, bao gồm:
- Rối loạn hormone: sự thay đổi của hormone là do cơ thể trải qua các vấn đề như căng thẳng , tập thể dục quá sức, chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp,…
- Phụ nữ trong thời kỳ thiếu niên hoặc tiền mãn kinh: ở giai đoạn này, phụ nữ thường gặp phải tình trạng rụng trứng không thường xuyên. Điều này sẽ làm cho chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường như lưu lượng máu ít hoặc nhiều hơn, số ngày hành kinh ngắn hoặc dài hơn,…
- Các vấn đề về sức khỏe : Thời gian kinh nguyệt cũng có thể dao động do một số tình trạng bệnh như polyp tử cung , u xơ tử cung hoặc hội chứng buồng trứng đa năng,… Bên cạnh đó, các loại thuốc cũng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Kinh nguyệt như thế nào là bình thường?
Chu kỳ kinh nguyệt có thể phản ánh tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Vì vậy đối với phụ nữ, điều quan trọng là phải biết thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Dưới đây là một số đặc điểm bạn cần xem xét:
Độ dài của chu kỳ
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 21 đến 35 ngày nhưng phổ biến nhất là 28 ngày. Nếu chu kỳ của bạn luôn thay đổi, bạn nên tiến hành một số kiểm tra để xác định nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên.
Số ngày hành kinh
Thời gian chảy máu kinh nên kéo dài từ 3 – 7 ngày. Lưu lượng máu thường chảy nhiều nhất vào khoảng giữa chu kỳ, ít dần ở đầu và cuối mỗi chu kỳ. Thời gian kéo dài hơn 7 ngày có thể là dấu hiệu của PCOS (hội chứng buồng trứng đa năng) hoặc do tiền mãn kinh. Việc chảy máu bất thường giữa các chu kỳ là dấu hiệu của progesterone thấp – hormone đóng vai trò điều hòa kinh nguyệt.
Các cục máu đông
Khi máu đi qua cổ tử cung và âm đạo trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ sản sinh ra thuốc chống đông máu để phá vỡ máu và mô do sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, khi máu di chuyển nhanh hơn và nhiều hơn, chất chống đông máu không theo kịp dòng chảy gây ra các cục máu đông. Chúng có màu đỏ hoặc nâu sẫm thường xuất hiện trong vài ngày đầu tiên của chu kỳ.
Ngày đèn đỏ là gì?
Đau kinh nguyệt
Đau kinh nguyệt là triệu chứng thường gặp khi bạn đến kỳ. Đây được xem là một trong những vấn đề gây khó chịu nhất cho chị em. Nguyên nhân là vì lúc này, cổ tử cung co bóp để đẩy máu ra ngoài cơ thể. Cơn đau có thể bao gồm chuột rút, đau bụng, đau ngực, vùng lưng, chân. Một số phụ nữ còn cảm thấy buồn, chóng mặt, xanh xao, tiêu chảy,…
Lượng máu trung bình cho mỗi kỳ kinh nguyệt
Thông thường bạn mất khoảng 50 ml máu trong suốt thời gian hành kinh, tương đương khoảng 3 muỗng canh. Một miếng băng vệ sinh hoặc tampon có khả năng thấm hút khoảng 1 muỗng canh chất lỏng. Nếu lưu lượng máu trong kỳ khoảng từ 80ml trở lên, tức là trên 6 muỗng canh được coi là bị chảy máu kinh nguyệt nặng.
Màu sắc
Màu sắc của kinh nguyệt cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn:
- Màu đỏ tươi: cơ thể khỏe mạnh
- Màu sẫm và bị vón cục: dấu hiệu của nồng độ progesterone thấp và estrogen cao. Điều này cho thấy cơ thể đang bị mất cân bằng nội tiết tố hoặc bị các bệnh như u xơ cổ tử cung,…
- Màu hồng nhạt: là dấu hiệu của estrogen thấp. Tình trạng này có thể gây ra do vận động mạnh hoặc tập thể dục với cường độ cao.
- Màu đỏ đậm hoặc nâu đậm: đó là máu cũ đã bị oxy hóa do không thoát ra khỏi tử cung trong chu kỳ vừa qua, đây có thể là dấu hiệu của progesterone thấp.
Kinh nguyệt là đánh dấu sự thay đổi từ trẻ em sang người lớn
Lần bị kinh nguyệt đầu tiên có vẻ như là một trải nghiệm đáng sợ, nhưng đây là một cảm giác bình thường mà mọi phụ nữ đều phải trải qua. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay mối quan tâm nào khác ngoại trừ ngày đèn đỏ là gì, đừng ngần ngại nhờ sự tư vấn và hỗ trợ của người lớn hoặc các bác sĩ để giúp kỳ nguyệt san diễn ra ổn định và an toàn, ngoài ra cũng đừng quên sử dụng cốc nguyệt san trong giai đoạn này.