Vì sao Triglyceride cao? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Câu trả lời sẽ được ikute.vn tiết lộ qua bài viết bên dưới, cùng theo dõi nhé!
Hiện nay, ở Việt Nam phổ biến bệnh mỡ trong máu cao. Vì sao Triglyceride cao? Nó có liên quan như nào đến việc mỡ trong máu tăng cao. Vấn đề nào dẫn đến việc mỡ máu cao? Có biện pháp nào để khắc phục hay ngăn ngừa không? Ikute.vn sẽ cùng bạn đi tìm hiểu và đưa ra lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Triglyceride là gì?
Triglyceride là chất béo trung tính luôn có trong máu do sự tiêu thụ thức ăn mỗi ngày trong chế độ ăn chuyển hóa mà thành. Đồng thời, dầu thực vật và mỡ động vật cũng có thành phần chính là Triglyceride. Cơ thể sẽ tiêu thụ Triglyceride và chuyển chúng thành dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong máu.
Khi mà lượng calo được đưa vào trong cơ thể vượt quá khả năng hấp thụ và chuyển hóa của cơ thể sẽ dẫn đến việc thừa cân, béo phì. Triglyceride là sự tổ hợp của 3 loại Axit béo và Glixerol được tích tụ trong máu. Khi quá trình tích tụ này quá nhiều sẽ gây cho cơ thể những tình trạng xấu.
Chỉ số Triglyceride trong máu tăng cao, cùng với đó là lượng cholesterol máu cao dẫn đến những nguy cơ cao như đột quỵ, đau tim hay viêm tụy cấp tính. Vì vậy, sự điều chỉnh lối sống lành mạnh kết hợp với chế độ ăn uống điều độ sẽ giúp cho nồng độ Triglyceride có trong máu không tăng và giữ ở mức bình thường.
Chỉ số/ Nồng độ Triglyceride
Thường theo quy định khám sức khỏe thì để biết được chỉ số Triglyceride, mọi người cần làm xét nghiệm máu. Để có kết quả chính xác nhất thì người cần xét nghiệm máu cần nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng trước khi xét nghiệm. Chỉ số Triglyceride sẽ được đánh giá là đang ở mức bình thường hay vượt ngưỡng nằm ở mức cao phải dựa vào thông số có sẵn. Bạn có tham khảo thông số sau đây:
mg/dL: miligam trên decilit mmol/L: milimol trên lít
- Dưới 150 mg/dL (dưới 1.7 mmol/L) …………………Bình thường
- Từ 150 – 199 mg/dL (từ 1.8 – 2.2 mmol/L)…………….Vượt ngưỡng bình thường
- Từ 200 – 499 mg/dL (từ 2.3 – 5.6 mmol/L)…………….Cao
- Từ 500 mg/dL trở lên (từ 5.7 mmol/L)…………………Rất cao
Tác hại của Triglyceride cao
Khi mà chỉ số Triglyceride có trong máu khi xét nghiệm có kết quả là cao thì có thể sẽ tăng nguy cơ làm động mạch bị xơ cứng, quá trình lưu thông máu bị cản trở tạo nên những cơn đột quỵ, đau tim hay gây nên bệnh về tim… đặc biệt đối với người có bệnh trong người như người có HDL-cholesterol thấp, người bị đái tháo đường.
Nguyên nhân gây ra việc tăng Triglyceride
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc nồng độ Triglyceride tăng cao nhưng thường ta sẽ thấy nó được phát hiện chủ yếu trên các vấn đề sức khỏe của người bệnh béo phì, thừa cân hay bệnh tiểu đường (kiểm soát kém)…
- Chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh: Trong các bữa ăn hằng ngày có chứa quá nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chứa nhiều chất béo, ít ăn rau củ quả… Không dành thời gian vận động, lười tập thể dục… Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho nồng độ Triglyceride tăng cao.
- Bên cạnh đó, thì những người hay sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên sẽ gây ra việc Triglyceride tăng trong máu.
- Một yếu tố có liên quan đến gia đình: do bị bất loạn gen LPL (lipoprotein lipase) làm cho gan tạo ra VLDL (lipoprotein tỷ trọng thấp), nên gây ra việc tăng Triglyceride.
- Một nguyên nhân nữa là do các bệnh nền gây nên như: Béo phì, tiểu đường kiểm soát kém, bệnh nhược tuyến giáp, bị thận, …và một phần nhỏ do rối loạn máu di truyền.
- Nhiều trường hợp Triglyceride tăng cao do tác dụng phụ của thuốc khi đang điều trị bệnh khác gây nên: Tamoxifen, thuốc steroids, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai…
Theo đó chúng ta có thể nhìn nhận được việc Triglyceride tăng cao ít khi nào bị riêng lẻ một mình, mà chúng thường xuất hiện kèm theo các tình trạng sức khỏe khác như: máu nhiễm mỡ Triglyceride cao, Cholesterol tốt ở mức thấp, huyết áp cao, đường huyết cao, quá nhiều mỡ (ở bụng và eo là chủ yếu).
Triglyceride cao ảnh hưởng đến sức khỏe
Chỉ số Triglyceride cao có thể sẽ không có triệu chứng gì để nhận biết nếu không được xét nghiệm máu. Đây là một vấn đề rất nguy hiểm, một khi Triglyceride tăng cao, vượt mức gấp nhiều lần sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não hoặc nhồi máu cơ tim.
Vậy nên một xét nghiệm máu đơn giản là có thể biết được chỉ số Triglyceride đang ở mức nào. Nhờ vào đó mà có thể kiểm soát hoàn toàn khi chúng quá cao để thay đổi thói quen xấu hằng ngày và tìm phương pháp khắc phục.
Biện pháp kiểm soát nồng độ Triglyceride
Có nhiều cách cũng như biện pháp để kiểm soát chỉ số Triglyceride trong máu:
- Về chế độ ăn: Điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lý bằng cách hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột,…những thực phẩm làm tăng Triglyceride. Ngược lại, cần ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ để giảm mỡ trong máu như rau xanh, rau củ.
- Về lối sống: Thường xuyên tập thể dục, đây cũng là biện pháp hàng đầu được ưu tiên cho việc cải thiện Triglyceride tăng. Cần phải dành thời gian ít nhất mỗi ngày là 30 phút cho việc tập thể dục, các môn thể thao… Kết hợp việc vận động với công việc hằng ngày như đi bộ, không ngồi một chỗ quá lâu…
- Về việc giảm cân: Vì việc tăng Triglyceride nguyên nhân chính là do béo phì, thừa cân nên việc giảm cân và giảm mỡ trên cơ thể là giúp giảm nguy cơ tăng Triglyceride trong máu.
- Hạn chế dùng các chất béo có hại thay vào đó sử dụng những chất béo lành mạnh như dầu oliu, dầu hạt cải….không nên ăn da heo, da gà, vịt, tóp mỡ hay thịt mỡ…chúng ta có thể ăn những thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu…Đồng thời việc hạn chế sử dụng các chất có cồn hay nước ngọt, chúng làm tăng Triglyceride trong máu, đặt biệt đối với người đang bị Triglyceride cao.
- Về việc dùng thuốc: Đây là biện pháp phải được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn kỹ càng để có thể sử dụng thuốc điều trị Triglyceride cao.
Cuối cùng, chúng ta đã được giải đáp chi tiết về khái niệm Triglyceride là gì, cho đến nguyên nhân hay biện pháp khắc phục Triglyceride cao. Ikute.vn hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn biết nhiều hơn về Triglyceride, để có nhiều phương pháp thích hợp cho việc bảo vệ cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.